[Giải đáp]: Mắc bệnh Gút có ăn được thịt lợn không, vì sao?

Chúng ta đều biết thực phẩm giàu đạm không có lợi cho người bệnh gout. Vậy người bệnh gout có ăn được thịt lợn không? Nên ăn thịt lợn như thế nào để không làm bệnh gout tái phát?

1. Người bệnh gout có ăn được thịt lợn không?

Chế độ dinh dưỡng không khoa học chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout và làm tái phát các cơn đau. Nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao thì sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể. Lượng axit uric dư thừa này tiếp tục tích tụ tại các khớp xương, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Thịt động vật là một trong những nhóm thực phẩm rất giàu purin. Cũng bởi lẽ đó mà nhiều người bệnh gout kiêng ăn thịt động vật vì lo ngại các cơn đau sẽ tái phát. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi hàm lượng purin trong mỗi loại thịt là khác nhau.

Người bị gút có ăn được thịt lợn không?

Người bị gút có ăn được thịt lợn không?

Để biết người bệnh gout có ăn được thịt lợn không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hàm lượng purin có trong các loại thịt. Thịt bò, thịt bê chứa nhiều purin nhất với 1260mg axit uric /100g, thịt cá trích, cá mòi có chứa khoảng 480mg axit uric /100g. Các loại nội tạng động vật cũng đều có chứa lượng purin rất cao lên tới trên 500mg axit uric /100g. Trong khi đó, hàm lượng purin trong thịt lợn là 150mg axit uric /100g.

Có thể thấy rằng, thịt lợn có chứa hàm lượng purin gần như thấp nhất trong số các loại thịt. Thậm chí, thịt lợn còn chứa ít purin hơn cacao, chocolate và cả nấm men bánh mì. Vì vậy, người mắc bệnh gout vẫn có thể sử dụng thịt lợn với lượng vừa phải trong các bữa ăn hằng ngày.

>> Quan tâm: Thực đơn cho người bệnh Gout

2. Người bệnh gout ăn bao nhiêu thịt lợn là đủ?

Mặc dù có chứa hàm lượng purin nhất định nhưng thịt lợn và thịt bò vẫn là những thực phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm và các loại vitamin khác. Việc cắt bỏ hoàn toàn thịt động vật ra khỏi chế độ ăn có thể khiến người bệnh bị thiếu đạm hoặc các vi chất cần thiết. Chính vì thế, việc người bệnh gout có ăn được thịt lợn không cũng phụ thuộc rất nhiều vào lượng thịt lợn được tiêu thụ và cách chế biến các món ăn từ thịt.

Người bệnh gout ăn bao nhiêu thịt lợn là đủ?

Người bệnh gout ăn bao nhiêu thịt lợn là đủ?

Nhu cầu protein của cơ thể là không quá 1g/kg cân nặng/ngày. Trong đó, lượng đạm từ động vật và các loại đậu đỗ không nên ăn quá 100g/ngày. Để đảm bảo không làm gia tăng quá nhiều axit uric, chúng ta chỉ nên ăn thịt lợn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn từ 30 – 50 gam/ngày. Khối lượng này cũng được áp dụng tương tự với thịt bò hoặc các loại cá biển.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các nguồn đạm từ thực vật. Thay vì ăn 100g thịt, chúng ta có thể thay thế bằng 180 gam đậu phụ, 100g cá, tôm (thủy sản) hoặc 70g đậu phộng.

>> Xem thêm: Bệnh Gout kiêng ăn gì?

3. 5 món ăn ngon từ thịt lợn cho người bệnh gout

Khi đã hiểu rõ vấn đề người bệnh gout có ăn được thịt lợn không và ăn như thế nào, chúng ta hãy cùng đến với 5 món ăn từ thịt lợn tốt cho người bệnh gout.

3.1. Canh thịt lợn hầm củ cải trắng

Trong thành phần củ cải trắng chứa hàm lượng đạm và purin thấp, chỉ có 1.5g/100g. Mặt khác, củ cải rất giàu nước, chất xơ, khoáng chất và các vitamin có lợi giúp loại bỏ độc tố và axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Canh thịt lợn hầm củ cải trắng tốt cho người bệnh gout

Canh thịt lợn hầm củ cải trắng tốt cho người bệnh gout

Món canh thịt lợn hầm củ cải trắng rất tốt cho sức khỏe và người bệnh có thể sử dụng 1 – 2 lần mỗi tuần.

3.2. Cà tím xào thịt bằm

Cà tím giàu vitamin P – thành phần quan trọng giúp tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol xấu và hỗ trợ lưu thông máu tới các khớp xương. Món cà tím xào thịt bằm có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và không làm tái phát các cơn đau khớp. Nhược điểm là cà tím có thể hấp thu rất nhiều chất béo trong quá trình chế biến. Chúng ta nên thêm nước để giúp cà nhanh chín đều mà không cần sử dụng quá nhiều dầu ăn.

3.3. Thịt lợn xào đậu cô ve

Đậu cô ve không thực phẩm quá nhiều chất đạm và purin nên người bệnh gout hoặc đang tăng axit uric máu vẫn có thể dùng được. Đậu cô ve giòn ngọt xào cùng với thịt ba chỉ đậm đà, hấp dẫn rất thích hợp khi ăn cùng cơm nóng.

3.4. Canh bí đao nhồi thịt

Bí đao rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất tốt cho người bị gout. Những ai đang thắc mắc “bệnh gout có ăn được thịt lợn không” thì hãy thử ngay món canh bí xanh nhồi thịt hấp dẫn này. Cách chế biến món ăn này cũng đơn giản, người bệnh có thể sử dụng thường xuyên.

3.5. Canh mướp đắng nhồi thịt

Mướp đắng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, đặc biệt thích hợp với người bệnh tiểu đường, gout và tăng huyết áp. Canh mướp đắng nhồi thịt có vị đắng nhẹ, thanh mát và giúp giảm sưng đau khớp rất hữu hiệu.

Canh mướp đắng nhồi thịt thanh mát và giúp giảm sưng đau khớp rất hữu hiệu

Canh mướp đắng nhồi thịt thanh mát và giúp giảm sưng đau khớp rất hữu hiệu

Các món ăn từ thịt lợn đều có hương vị hấp dẫn và dễ chế biến. Người bệnh gout có thể kết hợp thịt lợn với các thực phẩm có hàm lượng purin thấp hơn để không làm tăng axit uric, kiểm soát được các triệu chứng của bệnh gout.

>> Tìm hiểu: Bệnh gout có ăn được tỏi không?

4. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, người bệnh gout nên lưu ý một số dưới đây:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nhân purin như: thịt thú rừng, thịt chim, nội tạng động vật, hải sản, thịt lên men, trứng cá biển, chocolate, rượu, bia…
  • Ăn với lượng vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng purin trung bình: thịt đỏ, thịt gia cầm, thủy sản (tôm, cua, ốc, cá nước ngọt), nấm, măng tây, các loại rau họ cải, rau có màu xanh đậm…
  • Bổ sung các thực phẩm có ít nhân purin: rau xanh và trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa…
  • Hạn chế một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu để tránh gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát cơn đau.

Về cách chế biến, nên hấp, luộc để giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng, hạn chế các món xào hoặc chiên rán cần nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, người bệnh gout nên sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Kiềm Xương Khớp. Công dụng chính của thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Kiềm Xương Khớp là trung hòa lượng axit uric dư thừa (trong đó có axit uric) và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Sản phẩm này mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ tăng cường lưu thông máu tới các khớp xương, giảm triệu chứng viêm khớp, giảm đau nhức xương khớp.

Kiềm Xương Khớp hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp

Kiềm Xương Khớp hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp

Kiềm Xương Khớp còn có công dụng bổ sung các chất vi lượng như: Ca, Na, K… ở tỉ lệ tương ứng với dịch ngoại bào giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Với cơ chế trên, Kiềm Xương Khớp giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng của bệnh, giảm tần suất xuất hiện các cơn đau và hạn chế nguy cơ tái phát.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, chúng ta đã có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về vấn đề bệnh gout có ăn được thịt lợn không. Quý khách hàng có thể liên hệ tới số điện thoại 0335 867 288 để được hỗ trợ thêm về các thông tin liên quan tới bệnh gout và cách sử dụng Kiềm Xương Khớp để bảo vệ sức khỏe.

Đánh giá bài viết

Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn hướng nghiệp

    Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





    Hoặc

    Liên hệ Hotline: 0335 867 288

      Kiểm tra sức khoẻ với 265 Balance

      Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





      Hoặc

      Liên hệ Hotline: 0335 867 288

        Hỏi đáp bác sĩ

        Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





        Hoặc

        Liên hệ Hotline: 0335 867 288

          Đặt lịch khám

          Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





          Hoặc

          Liên hệ Hotline: 0335 867 288