Hành, tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị món ăn mà còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức rất hiệu quả. Vậy người bệnh gout có ăn được tỏi không? Nên ăn tỏi như thế nào để ngăn ngừa các cơn đau do bệnh gout gây ra?
1. Bệnh gout có ăn được tỏi không?
Để biết người mắc bệnh gout có ăn được tỏi không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lợi ích của tỏi đối với sức khỏe.
Tỏi có chứa 0,1-0,36% tinh dầu, 90% lưu huỳnh và allicin – hợp chất chống oxy hóa có vai trò loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu. Bạch cầu đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Allicin còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm, cản trở hoạt động của các gốc tự do. Tuy nhiên, thành phần này sẽ phát huy tác dụng khi chúng ta ăn tỏi đã được cắt nhỏ hoặc nghiền nát.
Người mắc bị gout có ăn được tỏi không?
Hợp chất diallyl sulfide trong tỏi cũng phát huy tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, ngăn ngừa các phản ứng viêm trong cơ thể và làm chậm sự phát triển kích thước của khối u. Tỏi còn chứa 2 thành phần quan trọng khác là germanium và selen. Chúng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Hai hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa đột biến tế bào trong cơ thể, hạn chế sự hình thành các gốc tự do, từ đó hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Do đó, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và giúp phòng chống bệnh tật. Với người mắc các bệnh xương khớp như gout, viêm khớp… ăn tỏi có tác dụng giảm đau và hạn chế các cơn đau tái phát.
>> Xem thêm: Bệnh Gout kiêng ăn gì?
2. Chế biến món ăn từ tỏi cho người bệnh gout đúng cách
Sau khi đã nắm được thông tin người bệnh gout có ăn được tỏi không, chúng ta hãy cùng đến với một số cách sử dụng tỏi để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout và các bệnh xương khớp khác.
2.1. Cách ăn tỏi sống giúp giảm đau xương khớp
Như đã nói ở trên, tỏi sống được băm nhuyễn sẽ giải phóng Allicin giúp ngăn ngừa các phản ứng sưng viêm ở khớp xương. Tỏi sống băm nhuyễn sẽ giữ lại được nhiều dưỡng chất hơn so với tỏi đã qua chế biến.
Tỏi băm nhuyễn giải phóng Allicin giúp ngăn ngừa các phản ứng sưng viêm ở khớp xương
Khi ăn tỏi sống, chúng ta cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên ăn tỏi sống lúc đói để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Những người đang có vấn đề về thị lực nên hạn chế ăn tỏi để tránh mắt bị kích ứng.
- Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu.
Để làm giảm vị cay và hăng của tỏi, chúng ta nên băm nhuyễn tỏi và để bên ngoài không khí khoảng 15 phút rồi hãy sử dụng. Nước chanh, cà phê không đường hoặc sữa bò có thể được sử dụng sau khi ăn tỏi để loại bỏ bớt mùi hăng của tỏi.
2.2. Tỏi ngâm mật ong thích hợp cho người bệnh gout
Tỏi và mật ong đều có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể và chống viêm, giảm đau xương khớp. Do vậy, thay vì băn khoăn bệnh gút có ăn được tỏi không thì chúng ta hãy làm ngay 1 hũ tỏi ngâm mật ong để sử dụng khi các cơn đau gout tái phát.
Tỏi nên được băm nhuyễn và ngâm cùng mật ong
Cách ngâm tỏi cùng mật ong:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước và thái thành các miếng thật mỏng.
- Ngâm tỏi cùng mật ong trong hũ thủy tinh đã được tiệt trùng, sao cho tỏi được phủ kín bằng mật ong.
- Đậy kín và bảo quản thành phẩm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sau khoảng 2 tháng, người bệnh gout có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong để cải thiện các vấn đề về xương khớp. Cách sử dụng như sau: lấy 1-2 thìa cà phê tỏi ngâm mật ong và uống trực tiếp, mỗi ngày dùng 2-3 lần trong vòng 2 tháng.
2.3. Ăn tỏi đen có giảm đau xương khớp không?
Tỏi đen là sản phẩm được chế biến từ tỏi tươi lên men. Sau khi được lên men, hàm lượng sắt, kẽm trong tỏi đã tăng lên đáng kể. Hoạt chất lysine trong có trong tỏi đen có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể, giúp xương và răng chắc khỏe.
Ăn tỏi đen giúp giảm các cơn đau gout và giúp xương khớp chắc khỏe hơn
Tỏi đen cũng chứa Phytoncid có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau giúp khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa các cơn gout cấp tái phát. Cholesterol có lợi trong tỏi đen còn hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến các cơ xương khớp, giúp các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn. Tỏi đen được bày bán tại tại các nhà thuốc, người bệnh có thể tìm hiểu để mua và sử dụng để không còn lo lắng về các cơn đau do bệnh gout gây ra.
2.4. Ăn các món ăn được chế biến từ tỏi
Hầu hết các món ăn được chế biến từ tỏi đều có mùi vị hấp dẫn, kích thích vị giác và được nhiều người ưa thích. Người bệnh gout có thể sử dụng tỏi trong các món ăn hằng ngày như thịt bò xào tỏi và rau cần tây, rau muống xào tỏi, ngọn su su xào tỏi…
Các món ăn được chế biến từ tỏi đều có mùi vị hấp dẫn, kích thích vị giác
Khi chế biến các món ăn này, chúng ta cần lưu ý sử dụng ít chất béo, tốt nhất là nên sử dụng dầu hướng dương hoặc dầu đậu nành. Tỏi cũng cần được đập dập hoặc băm nhuyễn để có thể giải phóng các hoạt chất có lợi. Đặc biệt, người bệnh gout không nên ăn tỏi cùng với trứng gà, thịt chó, thịt dê, thịt gà, cá trắm hoặc cá diếc,…
>> Quan tâm: Cách giảm đau Gout nhanh
3. Những gia vị người bệnh gout nên và không nên ăn
Ngoài vấn đề “bệnh gout có ăn được tỏi không”, người bệnh gout cũng nên tham khảo thêm một số loại gia vị nên và không nên sử dụng dưới đây:
- Gia vị người bệnh gout nên ăn: hành, tỏi, gừng, riềng, các loại rau thơm, rau gia vị.
- Gia vị người bệnh gout nên kiêng: ớt, hạt tiêu.
Gia vị được coi là chất xúc tác giúp món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, một số loại gia vị có thể khiến các cơn đau của bệnh gout quay trở lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái. Chính vì thế, chúng ta nên chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm này.
Bên cạnh việc sử dụng tỏi đúng cách và ăn uống khoa học, người bệnh gout cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như Kiềm Xương Khớp. Đây là sản phẩm Kiềm thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả tích cực và an toàn với sức khỏe.
Kiềm Xương Khớp có tác dụng đào thải axit uric dưa thừa ra khỏi cơ thể
Kiềm Xương Khớp có tác dụng đào thải axit uric dưa thừa ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh gout.
Người bệnh gout có thể pha sử dụng Kiềm Xương Khớp bằng cách: pha 15ml kiềm với 100ml nước ấm, uống trước các bữa ăn 1 tiếng. Sau khoảng 1 tuần sử dụng, các cơn đau do gout sẽ thuyên giảm, sức khỏe xương khớp được cải thiện.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “người bệnh gout có ăn được tỏi không”. Qua bài viết này, có thể thấy tỏi rất tốt cho người bệnh gout nếu được sử dụng đúng cách. Người mắc bệnh gout nên kết hợp việc sử dụng tỏi và uống Kiềm Saphia theo đúng hướng dẫn để cải thiện tình trạng bệnh.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.