Bệnh gout có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu như người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin, làm tăng axit uric. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực đơn cho người bị gout và các thực phẩm tốt cho bệnh gout.
1. Tại sao người bệnh gout cần lưu ý trong ăn uống?
Rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể chính là nguyên nhân hình thành bệnh gout. Axit uric là nhân purin có trong DNA và RNA bị phân hủy sinh lý. Khi trong máu có quá nhiều axit uric, thận không kịp lọc máu để đào thải dẫn đến sự tích tụ axit uric các thành tinh thể urat. Các tinh thể này tập trung nhiều nhất tại các khớp xương, đặc biệt là xương ngón tay và ngón chân khiến các khớp này bị viêm nhiễm và tạo thành bệnh gout.
Rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể chính là nguyên nhân hình thành bệnh gout
Ở Việt Nam, các yếu tố làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh gout chính là lạm dụng bia rượu quá mức và chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm. Do đó, chế độ ăn uống có liên quan mật thiết tới sự hình thành bệnh gout và khiến các cơn đau gout tái phát. Khi lên thực đơn cho người bệnh gout, chúng ta cũng nên chú ý hạn chế các thực phẩm nhiều đạm và purin.
>> Tìm hiểu: Bệnh Gút có ăn tỏi được không?
2. Top 5 món ăn cho người bệnh gout
Để cải thiện các triệu chứng đau nhức khớp xương do gout gây ra, người bệnh có thể tham khảo và bổ sung những món ăn sau đây:
2.1. Canh cá rô đồng nấu rau cải xanh
Cá rô đồng được cũng được xếp vào nhóm thịt trắng, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít nhân purin, rất tốt cho người bệnh gout. Rau cải xanh giàu chất xơ và vitamin, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Đây cũng là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích.
Canh cá rô đồng nấu rau cải xanh hỗ trợ đào thải axit ra khỏi cơ thể, giảm đau khớp
Cách thực hiện như sau:
– Cá rô đồng sơ chế sạch, bỏ ruột và vẩy, luộc với gừng cho chín tới. Khi cá chín, gỡ lấy thịt cá và ướp cùng một chút gia vị cho vừa ăn.
– Rau cải rửa sạch, thái nhỏ.
– Có thể xào qua thịt cá với một chút dầu ăn cho thịt cá săn lại, sau đó thêm phần nước luộc cá vào và nấu sôi, sau đó cho rau cải vào nấu cùng.
– Khi canh sôi lại thì tắt bếp, nêm nếm lại cho vừa ăn và thưởng thức.
Món ăn này có thể được dùng thường xuyên nhưng cần lưu ý không sử dụng cho người đang bị sốt hoặc ra nhiều mồ hôi.
2.2. Canh đậu phụ nấm rơm tốt cho người bệnh gout
Canh đậu phụ nấm rơm chính là cái tên tiếp theo nên được xuất hiện trong thực đơn cho người bệnh gout. Đậu phụ được làm từ đậu nành, tuy có hàm lượng đạm cao nhưng không làm tăng nồng độ axit uric và không ảnh hưởng tới bệnh gout. Trong khi đó, nấm rơm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như chất xơ, vitamin B, photpho, sắt, mangan, kali và chất chống oxy hóa mạnh. Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho người bệnh gout.
Canh đậu phụ nấm rơm tốt cho người bệnh gout
Món canh đậu phụ nấm rơm được chế biến như sau:
– Nấm rơm tươi rửa sạch, thái hạt lựu.
– Đậu phụ có thể chần qua nước sôi, sau đó thái mỏng, có thể sử dụng đậu hũ non để món canh ngon hơn.
– Xào sơ nấm rơm với hành, tỏi và gừng băm, sau đó thêm chút gia vị, khi nấm săn lại thì đổ thêm nước và nấu sôi.
– Thêm đậu phụ, hành lá vào nấu cùng khoảng 1 phút thì tắt bếp, thêm dầu mè và thưởng thức.
Món ăn này có hương vị thơm ngon, thanh mát, không chỉ tốt cho người bệnh gout mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch.
2.3. Thịt lợn hầm củ cải trắng
Món ăn này có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, thanh nhiệt hóa đờm. Củ cải cũng chứa nhiều nước và chất xơ, giúp thận hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Thịt lợn nạc có chứa ít nhân purin hơn thịt bò nên người bệnh gout vẫn có thể sử dụng với lượng vừa phải.
Thịt lợn hầm củ cải rất bổ dưỡng và có thể giảm tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả
Cách nấu món thịt lợn hầm củ cải trắng như sau:
– Thịt lợn chọn miếng nhiều nạc, rửa sạch, thái lát vuông.
– Củ cải gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
– Xào sơ thịt cùng một chút dầu ăn, khi thịt săn lại thì thêm gia vị và thêm nước vào ninh nhừ.
– Khi thịt đã mềm thì thêm củ cải vào nấu cho tới khi củ cải chín.
– Nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm hành hoa, sau đó tắt bếp, trình bày món ăn ra bát và thưởng thức.
Món ăn này rất bổ dưỡng và có thể giảm tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả. Mỗi tuần, người bệnh có thể ăn thịt lợn hầm củ cải trắng từ 1 tới 2 lần.
2.4. Salad rau củ – món ăn cho người bệnh gout
Salad rau củ cũng là một trong những món ăn nên xuất hiện trong thực đơn cho người bệnh gout. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng các loại rau như rau salad, rau diếp, xà lách, dưa leo, rau càng cua để làm salad. Đây là những loại rau giàu chất xơ nhưng chứa ít nhân purin, không làm tăng nguy cơ đau nhức khớp xương.
Salad rau củ không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là món ăn tốt cho người bệnh gout
Các loại rau họ cải, rau có màu xanh đậm như bắp cải, súp lơ, rau mầm… tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với người bệnh gout.
Ngoài rau xanh, chúng ta có thể thêm cà chua thái lát, trứng luộc để món salad có màu sắc đẹp và tăng thêm hương vị. Món salad có thể được trộn cùng dầu giấm, dầu mè hoặc mayonaise.
2.5. Cà tím luộc giúp giảm axit uric trong máu
Ăn cà tím thường xuyên có tác dụng tăng bài tiết nước tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể. Cà tím cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất phù hợp với người bệnh gout.
Món cà tím luộc giúp giảm axit uric trong máu
Cách chế biến món ăn này vô cùng đơn giản:
– Cà tím rửa sạch, cắt khúc vừa ăn và luộc vừa chín tới.
– Vớt cà tím ra tô, trộn đều cùng xì dầu, dầu mè và một chút gia vị vừa ăn.
Người bị bệnh gout có thể ăn cà tím thường xuyên để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giảm các triệu chứng của bệnh.
>> Quan tâm: 7 nhóm thực phẩm người bệnh Gout cần tránh
3. Gợi ý thực đơn cho người bệnh gout trong 7 ngày
Thử ngay thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout sau đây, chúng ta sẽ thấy sức khỏe được cải thiện và các triệu chứng của bệnh cũng cũng thuyên giảm:
Thứ 2:
- Bữa sáng: 1 bắp ngô luộc, 1 ly sữa ít đường.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, canh rau cải nấu cá rô đồng, đậu phụ luộc.
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, cá hồi sốt cà chua, rau muống xào tỏi.
Thứ 3:
- Bữa sáng: 1 bát cháo thịt bằm, 1 quả chuối.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, tôm đồng rang, canh rau ngót nấu thịt bằm.
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, thịt nạc luộc, canh rau cần nấu cá rô.
Thực đơn cho người bệnh gout đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng
Thứ 4:
- Bữa sáng: 1 bát phở gà.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, cá nục sốt cà chua, su hào hoặc cà rốt luộc.
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, canh bí đỏ nấu thịt, trứng chiên.
Thứ 5:
- Bữa sáng: 1 suất bánh cuốn hoặc bánh bao, 1 ly sữa không đường.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, thịt bò xào ớt chuông, canh đậu hũ nấu nấm rơm.
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, canh cá nấu chua, thịt nạc xào đậu cô ve.
Thứ 6:
- Bữa sáng: Bánh mì sandwich ăn cùng trứng, phô mai và rau xanh.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, nấm đùi gà kho chay, canh thịt nạc nấu cùng củ cải.
- Bữa tối: 1 tô cháo đậu đỏ tim sen.
Thứ 7:
- Bữa sáng: 1 bát bún thang.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, canh đậu phụ nấu nấm kim châm, thịt gà kho gừng.
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, mướp đắng xào với trứng, rau muống luộc.
Chủ nhật:
- Bữa sáng: 1 suất bún chả.
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, cà tím luộc, hoa atiso nấu sườn non.
- Bữa tối: 1 bát cơm trắng hoặc cơm gạo lứt, salad rau củ, thịt lợn nướng.
Thực đơn cho người bệnh gout trên đây đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh gout.
>> Xem ngay: 5 cách giảm đau Gout nhanh nhất
4. Giải pháp từ thiên nhiên cho người bệnh gout
Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, người mắc bệnh gout cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Như chúng ta đã biết, axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ lắng đọng tại các khớp xương và gây viêm nhiễm, khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn. Do vậy, đào thải bớt axit uric ra khỏi cơ thể chính là ưu tiên hàng đầu với người bệnh gout.
Hiểu được điều này, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời sản phẩm Kiềm Xương Khớp có tác dụng trung hòa axit dư thừa, cân bằng môi trường trong cơ thể, từ đó hỗ trợ đẩy lùi bệnh gout. Sản phẩm được đánh giá là mang lại hiệu quả tối ưu cho những người mắc bệnh gout chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng.
Kiềm Xương Khớp mang lại hiệu quả chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng.
Kiềm Saphia được điều chế dưới dạng dung dịch kiềm đậm đặc, khi sử dụng chỉ cần pha 15ml kiềm với 100ml nước ấm và uống trực tiếp. So với các loại nước kiềm khác, Kiềm Xương Khớp đậm đặc hơn và có tính kiềm cao hơn, từ đó phát huy tối đa tác dụng trung hòa axit dư thừa trong cơ thể.
Đặc biệt hơn, sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn với sức khỏe của người sử dụng. Uống Kiềm Xương Khớp 2 lần mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh chính là chìa khóa vàng giúp đẩy lùi bệnh gout, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các món ăn và thực đơn cho người bệnh gout trong 1 tuần. Khách hàng cần tìm hiểu thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout hoặc đặt mua sản phẩm Kiềm Xương Khớp có thể liên hệ tới hotline 0335 867 288 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.