Bệnh gout kiêng ăn gì? 7 nhóm thực phẩm người bệnh gout cần tránh xa

Người bệnh gout kiêng ăn gì, nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người không may mắc phải căn bệnh này. Vậy người bị gout không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau đây!

1. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh gout

Trước khi tìm hiểu xem người bệnh gout kiêng ăn gì, chúng ta sẽ cùng đến với các nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến nhất.

Axit uric tích tụ và tạo thành các tinh thể urat tại các khớp xương, gây đau và khó chịu

Axit uric tích tụ và tạo thành các tinh thể urat tại các khớp xương, gây đau và khó chịu

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận gây ra. Những rối loạn này khiến cho thận không thể lọc được axit uric trong máu. Theo thời gian, các axit uric này tích tụ trong cơ thể và tạo nên các tinh thể urat. Chúng tập trung nhiều ở các khớp xương và gây viêm khớp, đau nhức xương khớp dữ dội. Vị trí dễ bị đau nhất là các khớp xương ở ngón tay và ngón chân.

Nguyên nhân gây bệnh gout được chia làm 2 nhóm, gồm có:

  • Nguyên nhân thứ phát: thường bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn giàu purin như thịt đỏ, hải sản, uống nhiều bia rượu.
  • Nguyên nhân thứ phát: do di truyền (hiếm gặp) hoặc do tăng sản xuất axit uric hoặc giảm đào thải axit uric.

Nam giới từ 30 – 60 tuổi, người thường xuyên uống nhiều rượu bia hoặc người mắc các bệnh thận mạn tính đều là những đối tượng dễ mắc bệnh gout. Nhóm đối tượng tiếp theo dễ bị gout chính là người thường sử dụng thuốc lợi tiểu, xương khớp, thuốc chống lao hoặc các thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị bệnh ác tính.

>> Tham khảo: Cách giảm đau gout nhanh nhất

2. Người bị bệnh gout kiêng ăn gì để hạn chế đau khớp?

Người bệnh gút nên tránh ăn các thực phẩm giàu purin và fructose để có thể kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu ở mức độ ổn định. Vậy người bệnh gout kiêng ăn gì?

2.1. Thịt đỏ (thịt bò, dê, ngỗng, gà tây…)

Thịt đỏ là tên gọi chỉ những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt ngỗng, thịt cừu… Những thực phẩm này chứa hàm lượng protein rất cao và có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Thêm vào đó, những món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa với chất xúc tác của các enzym, khiến các nhân purin chuyển hóa thành axit uric.

Thịt đỏ là tên gọi chỉ những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt ngỗng, thịt cừu

Thịt đỏ là tên gọi chỉ những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt ngỗng, thịt cừu

Mặc dù vậy, người bệnh cũng không cần loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn. Nếu ăn với lượng vừa phải và không ăn quá thường xuyên thì các thực phẩm này chính là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

2.2. Hải sản

Các loại hải sản như cả cá, tôm, cua, ốc, nghêu, sò… đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó có cả purin. Do đó, nếu người bệnh gout ăn quá nhiều hải sản sẽ khiến các cơn đau tái phát.

2.3. Rượu, bia, đồ uống có đường

Trong rượu, bia đều có chứa axit uric chính – nguyên nhân chính gây bệnh gout và làm tái phát các cơn đau khớp. Hơn nữa, việc uống rượu bia còn khiến gan, thận bị tổn thương, làm gián đoạn quá trình đào thải độc tố và axit uric ra khỏi cơ thể.

2.4. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Chúng chứa nhiều muối, chất béo, cholesterol và chất báo quản có hại cho cơ thể.

2.5. Các loại rau có hàm lượng purin cao

Mặc dù giàu chất xơ và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng rau cải xoăn, su hào, măng tây, giá đỗ, và bông cải lại là những loại rau không tốt cho người bệnh gout.

Cải xoăn, su hào, măng tây, giá đỗ, và bông cải có chứa nhiều purin

Cải xoăn, su hào, măng tây, giá đỗ, và bông cải có chứa nhiều purin

Tương tự, đậu hà lan, đậu phộng, đậu đen, đậu lăng cũng là những thực phẩm mà người mắc bệnh gout cần tránh xa.

3. Người bệnh gout nên ăn gì để cải thiện?

Trên đây là một số thực phẩm giải đáp cho thắc mắc “bệnh gout kiêng ăn gì”. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số thực phẩm tốt cho người bệnh gout.

3.1. Trái cây

Trái cây có múi, trái cây mọng nước và rất nhiều loại trái cây khác đều tốt cho người bệnh gout. Đặc biệt, ăn nhiều cherry sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng sưng viêm và hạn chế lượng axit uric trong máu. Bơ cũng được khuyến khích dùng cho những người đang bị gout. Bơ có chứa nhiều omega-3 tốt cho tim mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn tới các khớp xương.

3.2. Thịt trắng

Thịt gà, thịt lợn, cá nước ngọt… rất giàu đạm nhưng lại ít purin. Những loại thịt này tốt cho người bệnh gout và không có nhiều nguy cơ gây tái phát các cơn đau do gout gây ra.

3.3. Dầu oliu, dầu thực vật

Thay vì sử dụng mỡ động vật hoặc các nguồn chất béo có hại, người bệnh gout nên dùng dầu oliu hoặc dầu thực vật để bổ sung chất béo cho cơ thể.

3.4. Nước, trà xanh và cà phê

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể, người bệnh gout cũng nên uống đủ 2 – 2.5l nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lọc máu, đào thải axit uric. Trà xanh và cà phê cũng là 2 loại đồ uống mà người mắc bệnh gout có thể sử dụng.

3.5. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ quá trình đào thải axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin C cũng làm tăng sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và tim mạch.

Vitamin C hỗ trợ quá trình đào thải axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa

Vitamin C hỗ trợ quá trình đào thải axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa

Tuy nhiên, người bị gout chỉ nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, các loại rau (trừ rau có màu xanh đậm). Người bệnh không nên quá lạm dụng vitamin C dạng viên uống.

4. Người mắc bệnh gout cần lưu ý điều gì?

Ngoài những điều trên, người bệnh gout nên lưu ý với những điều sau:

  • Vận động thường xuyên với các môn thể thao phù hợp để các khớp xương không bị cứng.
  • Không để cơ thể gặp lạnh đột ngột.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, không thức quá khuya.
  • Có thể ngâm chân tay trong vòng 20 – 30 phút với nước ấm để hạn chế các cơn đau cấp tính do gout gây ra.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau.

Ngoài ra, người bệnh gout có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm Xương Khớp. Sản phẩm này mang lại hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa, viêm khớp hoặc bệnh gout.

Kiềm Xương Khớp để hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp

Kiềm Xương Khớp hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp

Lý do là bởi Kiềm Xương Khớp có khả năng trung hòa acid dư thừa, cân bằng cơ thể, tái tạo các tế bào tổn thương. Kiềm Xương Khớp còn giúp bổ sung vi lượng với như: Ca, Na, K, Li… dưới dạng kích thước nano siêu nhỏ, ở tỉ lệ tương ứng với dịch ngoại bào. Với cơ chế trên, Kiềm Xương Khớp hỗ trợ rất tốt cho những người đang gặp vấn đề về xương khớp, trong đó có bệnh gout.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, mọi người có thể hiểu hơn về vấn đề bị bệnh gout kiêng ăn gì, nên ăn gì và cần lưu ý gì trong quá trình điều trị. Quý khách hàng có thể liên hệ tới số điện thoại 0335 867 288 để được hỗ trợ thêm về các thông tin liên quan tới bệnh gout và cách sử dụng Kiềm Xương Khớp để bảo vệ sức khỏe.

Đánh giá bài viết

Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn hướng nghiệp

    Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





    Hoặc

    Liên hệ Hotline: 0335 867 288

      Kiểm tra sức khoẻ với 265 Balance

      Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





      Hoặc

      Liên hệ Hotline: 0335 867 288

        Hỏi đáp bác sĩ

        Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





        Hoặc

        Liên hệ Hotline: 0335 867 288

          Đặt lịch khám

          Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





          Hoặc

          Liên hệ Hotline: 0335 867 288