Thử ngay 5 cách chữa bệnh Gút theo dân gian và kiểm chứng hiệu quả

Để giảm cảm giác đau và khó chịu ở các khớp xương, nhiều người thường áp dụng các biện pháp chữa bệnh gout theo dân gian bằng các loại dược liệu thiên nhiên. Vậy những cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc này có thật sự mang lại hiệu quả không?

1. Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout tiến triển theo 2 giai đoạn là cấp tính và mạn tính với các đặc điểm như sau:

Giai đoạn cấp tính

Các tinh thể urat lắng đọng và cọ xát vào niêm mạc khớp gây sưng viêm và khiến người bệnh bị đau dữ dội. Các đợt gout cấp tính thường xuất hiện khi người bệnh căng thẳng, uống nhiều rượu bia hoặc ăn quá nhiều chất đạm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và điều chỉnh lại lối sống để các cơn đau không tái phát.

Bệnh gout không thể chữa khỏi và có thể làm biến dạng các khớp xương

Bệnh gout không thể chữa khỏi và có thể làm biến dạng các khớp xương

Giai đoạn mạn tính

Khi bệnh trở nặng và chuyển sang giai đoạn mạn tính, hạt tophi sẽ xuất hiện xung quanh các khớp, thậm chí là trong thận, và các mô, cơ. Để điều trị gout mạn tính, người bệnh cần kiểm soát nồng độ acid uric trong ngưỡng cho phép (dưới 360μmol/l (60mg/l). Nếu đã xuất hiện hạt tophi, chỉ số cân phải được giữ ở mức dưới 320μmol/l (50mg/l).

Gout là bệnh mạn tính có liên quan tới rối loạn chuyển hóa nên rất khó để điều trị dứt điểm. Nói cách khác, bệnh gout không thể chữa khỏi hoàn toàn và người bệnh cần phải xác định sẽ sống chung với bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát nếu như người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.

>> Tham khảo: Chỉ số Acid Uric bao nhiêu thì bị Gout?

2. Hướng dẫn 5 cách chữa bệnh gout theo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người mắc bệnh gout cũng có thể áp dụng những cách chữa bệnh gout theo dân gian dưới đây:

2.1. Cách chữa bệnh gout theo dân gian từ lá tía tô

Lá tía tô có hoạt chất perilla aldehyde và phenylpropanoid có có công dụng giảm axit trong máu, ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng khớp. Ngoài việc sử dụng lá tía tô như một loại thực phẩm, người bệnh cũng có thể uống nước sắc từ lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Ăn lá tía tô hoặc uống nước sắc từ lá tía tô đều có công dụng chữa bệnh gout

Ăn lá tía tô hoặc uống nước sắc từ lá tía tô đều có công dụng chữa bệnh gout

Mỗi lần, chỉ cần sử dụng từ 6 tới 12 lá tía tô, rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước và uống trong ngày. Nếu xuất hiện các cơn đau khớp, có thể thái nhỏ lá tía tô, rang nóng, bỏ vào túi vải sạch và chườm lên vùng bị đau.

2.2. Chữa bệnh gout bằng lá trầu không như thế nào?

Các thành phần Eugenol, Chavicol có tác dụng chống viêm, giảm đau và phục hồi các tổn thương ở sụn khớp. Do đó, sử dụng lá trầu không cũng là một cách chữa bệnh gout theo dân gian hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch khoảng 8 – 10 lá trầu, sau đó vớt ra để ráo nước và thái nhỏ.
  • Chuẩn bị 1 quả dừa, cắt vát đầu thành một cái lỗ đủ để cho lá trầu vào bên trong.
  • Cho lá trầu đã thái nhỏ vào quả dừa, bọc kín lại và để tầm 30 phút.
  • Gạn lấy phần nước dừa uống và hết trước khi ăn sáng 1 tiếng.

Nước dừa có vai trò như một chất hòa tan, giúp các hoạt chất có trong lá trầu không được giải phóng và phát huy hiệu quả nhanh chóng.

2.3. Cách sử dụng lá lốt để chữa bệnh gout

Lá lốt có nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, phong thấp, ra mồ hôi trộm,… Sử dụng lá ổi chữa bệnh gout cũng là cách chữa bệnh đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

Lá ổi không chỉ tốt cho người bệnh gout mà còn có công dụng với bệnh tiểu đường

Lá ổi không chỉ tốt cho người bệnh gout mà còn có công dụng với bệnh tiểu đường

Cách sử dụng lá lốt để giảm đau khớp khi bị gout như sau: rửa sạch khoảng 5 – 6 lá lốt, sắc cùng 3 bát nước cho tới khi cô đặc lại còn 1 bát. Chia nước sắc lá lốt thành 2 phần, uống sau các bữa ăn 30 phút.

2.4. Cách trị bệnh gout từ lá vối

Lá vối chứa một lượng nhỏ hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống nhiễm khuẩn và tiêu viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, lá vối cũng có tác dụng giải độc, giúp thận hoạt động tốt hơn và dễ dàng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể nấu nước lá vối và uống như nước trà hằng ngày.

2.5. Hướng dẫn chữa bệnh gout bằng lá ổi

Búp ổi và lá ổi non đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh gout. Dưới đây là cách sử dụng lá ổi kết hợp với lá sa kê và đậu bắp để làm giảm đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị 2 lá sa kê, 20g lá ổi non và 100g đậu bắp non, tất cả rửa sạch.
  • Cho những nguyên liệu trên vào nồi sắc cùng 1.5l nước cho tới khi cô đặc lại còn 1l nước thì tắt bếp.
  • Phần nước sắc sử dụng để uống trong ngày.

Cách chữa bệnh gout theo dân gian này không những giúp giảm đau, bảo vệ xương khớp mà còn mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.

>> Xem thêm: Bị Gout có ăn được thịt gà không?

3. Cách chữa bệnh gout theo dân gian có hiệu quả không?

Những cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc kể trên chủ yếu sử dụng các thảo dược thiên nhiên có công dụng kháng viêm, giảm đau. Phương pháp này có một số ưu điểm như sau:

  • An toàn, không gây ra tác dụng phụ với sức khỏe.
  • Nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện.
  • Tác động tới căn nguyên của bệnh – tình trạng dư thừa axit uric.
  • Mang tới nhiều tác dụng thải trừ độc tố, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa.

Cách chữa bệnh gout theo dân gian cần phải được thực hiện đúng và đủ thời gian

Cách chữa bệnh gout theo dân gian cần phải được thực hiện đúng và đủ thời gian

Mặc dù có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng cách điều trị này vẫn còn một số hạn chế như chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh cấp tính hoặc tình trạng bệnh nhẹ, không thực sự hiệu quả với người bị gout mạn tính. Hơn nữa, người bệnh cần phải áp dụng cách điều trị này trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

4. Những lưu ý khi áp dụng cách trị bệnh gout theo dân gian

Khi chữa bệnh gout bằng các thảo dược thiên nhiên, người bệnh cần lưu ý:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn ít đạm động vật, hải sản, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa ít nhân purin để không làm tăng nồng độ axit uric.
  • Không vận động nặng để tránh tổn thương các khớp xương.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và không sử dụng các chất kích thích có hại.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng vì stress chính là một nguyên nhân khiến bệnh gout tái phát.

Đặc biệt, thay vì sử dụng các thảo dược thiên nhiên, người bệnh gout cũng có thể lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout có thành phần thảo dược như Kiềm Xương Khớp. Sản phẩm được sản xuất từ 16 thảo dược thiên nhiên, gồm có tía tô, kinh giới, lá ổi, cà gai leo, sài đất, dền gai, lá vối, cỏ xước, ngải cứu, ngũ gia bì, mơ tam thể, thiên niên kiện, hy thiêm, tế tân, bạch hoa xà thiệt thảo, nhũ hương.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm Xương Khớp có khả năng trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ đào thải axit uric, kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Từ đó, Kiềm Xương Khớp giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh gout và ngăn ngừa tái phát các đợt gout cấp.

Kiềm Xương Khớp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh gout

Kiềm Xương Khớp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh gout

Cách sử dụng Kiềm Xương Khớp được nhà sản xuất hướng dẫn cụ thể là:

Uống Kiềm thảo dược Saphia mỗi ngày là thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, kiểm soát tình trạng bệnh gout và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính. Ưu điểm nổi bật của Kiềm Xương Khớp là khả năng hỗ trợ kiểm soát bệnh lâu dài và hạn chế tối đa biến chứng.

Trên đây là một số cách chữa bệnh gout theo dân gian và các thói quen tốt cho người bệnh. Người bệnh nên sử dụng Kiềm Xương Khớp để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

5/5 - (3 bình chọn)

Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn hướng nghiệp

    Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





    Hoặc

    Liên hệ Hotline: 0335 867 288

      Kiểm tra sức khoẻ với 265 Balance

      Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





      Hoặc

      Liên hệ Hotline: 0335 867 288

        Hỏi đáp bác sĩ

        Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





        Hoặc

        Liên hệ Hotline: 0335 867 288

          Đặt lịch khám

          Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





          Hoặc

          Liên hệ Hotline: 0335 867 288