Thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng với sức khỏe nhưng lại chứa purin – tác nhân gây tăng axit uric máu. Vậy người bị bệnh gout có ăn được thịt gà không? Nên ăn thịt gà như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe?
1. Người bệnh gout có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là thịt động vật nên được xếp vào nhóm thực phẩm có chứa lượng purin đáng kể. Do đó, việc người bệnh gout có ăn được thịt gà không còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng purin có trong thịt gà, lượng thịt gà được tiêu thụ và cách sử dụng.
Người bệnh gút có ăn được thịt gà không?
May mắn là hàm lượng purin có trong thịt gà không quá cao như các loại thịt động vật khác, chỉ khoảng 115mg/100g. Hàm lượng purin có trong một số bộ phận của gà như sau:
- Cánh gà: 137.5mg/100g.
- Da gà chứa: 175mg/100g.
- Nội tạng gà: <300mg/100g.
- Chân gà: 122.9mg/100g.
Trên thực tế, người bệnh gout vẫn có thể ăn thịt gà với lượng vừa phải và chế biến đúng cách. Khi ăn thịt gà, chúng ta chỉ nên ăn phần thịt, loại bỏ da và nội tạng gà để tránh làm tăng axit uric trong cơ thể.
>> Xem thêm: Bệnh Gout có ăn được thịt lợn không?
2. Giá trị dinh dưỡng trong thịt gà
Thịt gà cũng là nguồn cung cấp các dưỡng thiết yếu cho quá trình trao đổi chất bao gồm các vitamin nhóm B, selen, phốt pho. Do đó, thịt gà chính là nguồn protein động vật phù hợp cho những người theo chế độ ăn lành mạnh hoặc muốn tăng cơ, giảm mỡ, duy trì cân nặng. Cân nặng được kiểm soát sẽ giúp giảm tải áp lực lên các khớp xương, hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp hoặc sưng đau khớp.
Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi phần của thịt gà có sự khác nhau
Giá trị dinh dưỡng của từng loại thịt gà như sau:
- 100g ức gà cung cấp 284 Calo (53.4g protein, 6.2g chất béo).
- 100g thịt đùi gà cung cấp 109 Calo (13.5g protein, 5.7g chất béo).
- 100g cánh gà cung cấp 43 Calo (6.4g protein, 1.7g chất béo).
- 100g má đùi cung cấp 172 calo (28,3g protein và 5,7 g chất béo).
Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại thịt, giàu protein, ít chất béo. Do đó, người bệnh gout có thể lựa chọn sử dụng các loại thịt gà theo nhu cầu calo của cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều.
>> Xem ngay: Thực đơn cho người bệnh gout trong 7 ngày
3. Cách chế biến thịt gà cho người bệnh gout
Sau khi đã hiểu rõ vấn đề “người bệnh gout có ăn được thịt gà không”, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay các lưu ý trong cách chế biến thịt gà cho người bệnh gout:
- Loại bỏ da và nội tạng của gà trước khi chế biến.
- Cách chế biến tối ưu nhất là luộc hoặc hấp để giữ lại tối đa chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
- Nên hạn chế ăn thịt gà chiên hoặc nướng – 2 phương pháp chế biến này có thể làm gia tăng lượng purin có trong thịt gà, không tốt cho người bị gout.
- Nên kết hợp thịt gà với các thực phẩm có ít purin như rau củ quả giàu chất xơ.
- Hạn chế kết hợp thịt gà với các loại thịt khác, việc dung nạp quá nhiều purin có thể làm tăng axit uric trong máu và khiến xương khớp bị đau.
Luộc hoặc hấp là cách chế biến tốt nhất để giảm lượng purin trong thịt gà
Ngoài ra, người đang có vết thương hở hoặc mới phẫu thuật không nên ăn thịt gà để tránh bị ngứa ở vết thương và làm tăng nguy cơ tạo sẹo lồi. Thịt gà có tính nóng nên cũng không phù hợp với người đang mắc bệnh gan và sỏi thận. Thịt gà tuy được đánh giá là an toàn nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề nêu trên, người bệnh gout cần lưu ý sử dụng.
>> Tham khảo: 7 nhóm thực phẩm người bị gout cần tránh
4. Cách giảm axit uric tốt nhất cho người bệnh gout
Ngoài việc tìm hiểu bệnh gout có ăn được thịt gà không và cách chế biến thịt gà tốt cho người bệnh gout, chúng ta cũng cần phải áp dụng thêm một số phương pháp giảm axit uric khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Để giảm lượng axit uric trong máu và ngăn ngừa tái phát các cơn đau do bệnh gout gây ra, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
4.1. Sử dụng các thực phẩm có tính kiềm, hạn chế rượu bia
Các loại thực phẩm giàu tính kiềm có khả trung hòa axit uric dư thừa trong cơ thể và cân bằng môi trường pH gồm:
- Rau xanh và trái cây (trừ một số loại rau họ cải và rau có màu xanh lá đậm, măng tây).
- Các loại củ, quả có màu sắc bắt mắt: khoai lang, bí ngô, ớt chuông, cà chua, dưa leo, cà rốt, củ cải…
- Trái cây có múi, mọng nước: dưa hấu, cam, chanh, quýt, bưởi…
- Trái cây giàu Omega-3 tốt cho tim mạch: xoài, bơ, thanh long, việt quất…
- Các loại đậu và hạt.
Những thực phẩm tốt cho người bệnh gout
Ngoài việc tăng cường bổ sung các thực phẩm kể trên, người bệnh gout nên kiêng tuyệt đối rượu, bia. Các loại đồ uống có cồn này chứa rất nhiều purin và là “thủ phạm” gây ra những cơn đau gout cấp.
4.2. Sử dụng Kiềm Xương Khớp
Một cách giảm axit uric hiệu quả cho người bệnh gout được rất nhiều người áp dụng chính là sử dụng Kiềm Xương Khớp. Với sứ mệnh mang đến giải pháp từ thiên nhiên cho người bệnh xương khớp, Kiềm Xương Khớp Alkali XK được nghiên cứu và thử nghiệm trong nhiều năm liền trước khi ra mắt thị trường.
Sản phẩm đã được đăng ký độc quyền sáng chế và mang tới hiệu quả tích cực trên hơn 20.000 khách hàng đang mắc bệnh gout hoặc các bệnh xương khớp khác. Đây cũng chính là lý do Kiềm Xương Khớp Alkali XK được nhiều người yên tâm lựa chọn và sử dụng kể từ khi ra mắt trên thị trường.
Kiềm Xương Khớp mang tới hiệu quả tích cực trên 20.000 khách hàng
Kiềm Xương Khớp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout nhờ 3 cơ chế:
- Cơ chế 1: Bổ sung trực tiếp kiềm sinh học vào cơ thể, trung hòa axit dư thừa giúp môi trường ngoại bào ở trạng thái cân bằng.
- Cơ chế 2: Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho tế bào ở dạng nano siêu phân tử, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa.
- Cơ chế 3: Phục hồi các tế bào bị tổn thương, giúp xương khớp khỏe mạnh từ bên trong, hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm.
Được sản xuất bằng công nghệ hoạt hóa phân tử dưới dạng nano, các phân tử Kiềm Xương Khớp dễ dàng tiếp cận với tế bào và được tế bào hấp thu nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao trong thời gian sớm nhất.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “bệnh gout có ăn được thịt gà không” và một số thông tin khác liên quan tới căn bệnh này. Người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn trên và sử dụng Kiềm Xương Khớp 2 lần mỗi ngày để đẩy lùi các cơn đau khớp do bệnh gout gây ra.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.