Bệnh gout có được uống trà không? Nên uống trà gì để không bị đau khớp?

Không chỉ cần có một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh gout cũng cần phải thận trọng trong việc lựa chọn đồ uống để không làm tái phát bệnh gout. Vậy người mắc bệnh gout có được uống trà không? Nên uống trà gì để không bị đau khớp?

1. Người bệnh gout có được uống trà không?

Từ hàng trăm năm qua, trà xanh luôn là thức uống ưa thích của nhiều thế hệ người Việt. Đặc biệt hơn, thức uống dân dã này còn được xem là “thần dược” đối với những người mắc bệnh về xương khớp.

“Bệnh gout có được uống trà không” là thắc mắc của rất nhiều người

“Bệnh gout có được uống trà không” là thắc mắc của rất nhiều người

Trong số các thành phần của trà xanh, Catechin mang lại rất nhiều tác dụng tích cực với xương khớp. Catechin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm hoặc tổn thương sụn khớp. Có hai loại Catechin là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và epicatechin-3-gallate (ECG), cả hai đều ức chế hoạt động của IL-1ß (protein gây ra phản ứng viêm khớp ở người bệnh gout), nhưng EGCG hiệu quả hơn.

Catechin cũng là một chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, phòng chống loãng xương và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các axit amin như theanine, glutamine, asparagine, arginine và serine giúp giảm huyết áp cao, bảo vệ thành mạch, tăng cường lưu thông máu.

Từ những thông tin trên có thể thấy rằng trà xanh là thức uống tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh gout. Tuy nhiên, việc người bệnh gout có được uống trà không cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như sức khỏe, tình trạng bệnh và liều lượng trà mà người bệnh sử dụng.

>> Xem ngay: Bệnh gout có ăn được thịt gà không

2. Người bệnh gout nên uống trà gì?

Khi đã hiểu được vấn đề bệnh gout có được uống trà không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số loại trà mà người bệnh gout nên sử dụng. Theo các bác sĩ, nước trà xanh tươi là thức uống phù hợp nhất với người bệnh gout.

2.1. Nước trà xanh tốt cho người mắc các bệnh xương khớp

Lá trà xanh tươi có chứa nhiều thành phần thiết yếu tốt cho xương khớp. Hơn nữa, trà tươi giữ được lượng các dưỡng chất nhiều hơn so với các sản phẩm trà đã qua chế biến, đặc biệt là chất chống oxy hóa Catechin.

Việc người bệnh gout có uống trà được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Việc người bệnh gout có uống trà được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Như đã nói ở trên, việc bệnh gout có được uống trà không còn phụ thuộc vào liều lượng và thể trạng của người bệnh. Theo đó, người bệnh gout nên lưu ý một số điều sau đây khi uống trà xanh:

  • Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 100 – 200ml trà xanh, uống quá nhiều có thể dẫn tới mất ngủ.
  • Thời điểm tốt nhất để uống trà xanh là sau bữa sáng, trà xanh sẽ giúp chúng ta có tinh thần sảng khoái, làm việc hiệu quả hơn.
  • Sau khi ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, có thể uống trà xanh để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Không nên uống trà xanh lúc đói để tránh bị “say”. Các triệu chứng có thể gặp phải là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…
  • Không nên uống trà xanh khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
  • Không nên uống trà xanh với rượu để tránh là tổn thương chức năng thận.

Nếu được uống đúng cách, trà xanh tươi sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe xương khớp, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.

2.2. Người bệnh gout có nên uống trà khô không?

Ngoài ra, người bệnh gout vẫn có thể uống nước trà khô. Trà khô thực chất là sản phẩm đã qua chế biến của lá trà tươi, tiện lợi và dễ sử dụng hơn. Qua quá trình chế biến, hàm lượng dưỡng chất có thể bị mất đi ít nhiều nhưng vẫn mang lại lợi ích cho người bệnh gout. Các lưu ý khi sử dụng trà khô cũng tương tự như đối với trà tươi.

>> Quan tâm: Thực đơn cho người bệnh gout

3. Người bệnh gout không nên uống trà gì?

Người mắc bệnh gout không nên sử dụng một số loại trà sau đây:

Trà đen

Trà đen là sản phẩm của trà khô sau khi đã được lên men. Trải qua quá trình chế biến, trong trà đen có chứa hàm lượng Oxalate là Purin nhất định. Những thành phần này có thể khiến quá trình đào thải axit uric của cơ thể bị gián đoạn, làm tái phát các cơn đau khớp.

Trà đen có một số chất không tốt cho người bệnh gout

Trà đen có một số chất không tốt cho người bệnh gout

Trà túi lọc

Trà túi lọc rất tiện dụng và có hương vị hấp dẫn. Trà túi lọc cũng được chế biến từ trà xanh nhưng quá trình chế biến thường không được đảm bảo. Ngoài ra, các chất tạo màu hoặc hương liệu cũng được thêm vào để làm tăng hương vị cho sản phẩm. Thêm vào đó, một số túi trà bằng giấy chứa chất tẩy trắng chlorine và các tạp chất khác có hại cho sức khỏe.

Trà hòa tan

Trà hòa tan được nhiều người ưa chuộng bởi sự đa dạng về hương vị và độ tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, tương tự như trà túi lọc, trà hòa tan cũng sử dụng nhiều hương liệu và chất tạo màu trong quá trình chế biến. Hơn nữa, trà hòa tan còn chứa nhiều đường nên không phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc bệnh gout.

>> Xem thêm: Bệnh gout kiêng ăn gì?

4. Các loại đồ uống khác người bệnh gout nên sử dụng

Có thể thấy rằng, việc xác định người bệnh gout có được uống trà không và nên uống trà gì đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sức khỏe và hạn chế tái phát bệnh gout. Ngoài trà xanh và trà khô, người bệnh gout cũng có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại nước uống đa dạng khác:

4.1. Nước canh rau hoặc nước sắc từ thảo dược

Ngoại trừ một số loại rau họ cải hoặc măng tây, hầu hết các loại rau xanh đều là thực phẩm tốt cho người bệnh gout. Do đó, việc sử dụng nước rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày chính là cách hữu hiệu để loại bỏ bớt axit uric ra khỏi cơ thể.

Nước sắc từ lá tía tô tốt cho sức khỏe, đào thải độc tố và làm chắc khỏe xương

Nước sắc từ lá tía tô tốt cho sức khỏe, đào thải độc tố và làm chắc khỏe xương

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nước sắc từ thảo dược như lá tía tô, lá kinh giới, lá vối, lá ổi, cà gai leo, cỏ xước, dền gai… Đây đều là những vị thuốc quý tốt cho xương khớp và có thể hỗ trợ giảm đau cho người mắc bệnh gout.

4.2. Cà phê mang lại hiệu quả với người bệnh gout

Caffeine có trong cà phê hỗ trợ làm giảm lượng acid uric của người bệnh gout, làm dịu các cơn đau khớp và hỗ trợ rút ngắn quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên sử dụng cà phê đúng cách, không được lạm dụng cà phê. Các lưu ý khi sử dụng cà phê gần như tương tự với trà xanh và trà khô.

4.3. Nước chanh tươi – thức uống quen thuộc tốt cho bệnh gout

Nước chanh tươi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với bệnh gout. Nước chanh rất giàu vitamin C, giúp thận hoạt động tốt hơn, loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Lưu ý, người bệnh gout không nên bỏ quá nhiều đường khi uống nước chanh.

Nước chanh tươi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với bệnh gout

Nước chanh tươi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với bệnh gout

Người bệnh gout cũng có thể tạo nước kiềm từ chanh tươi bằng cách cắt một vài lát chanh mỏng và bỏ vào bình nước lọc. Đây được đánh giá là loại nước kiềm đơn giản và dễ làm nhất, giúp trung hòa axit uric trong cơ thể.

4.4. Kiềm Xương Khớp

Kiềm Xương Khớp là một trong những loại nước kiềm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là với những bệnh gây ra bởi tình trạng dư thừa axit như gout. Kiềm Xương Khớp có một số công dụng nổi bật như:

  • Trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, góp phần làm giảm đáng kể lượng axit uric.
  • Hỗ trợ ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở các khớp xương, giảm sưng đau.
  • Hỗ trợ kích thích quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn, đẩy nhanh quá trình phục hồi xương khớp sau khi bị tổn thương.

Cách sử dụng Kiềm Xương Khớp rất đơn giản, chỉ cần pha 15ml Kiềm thảo dược cùng với 100ml nước ấm, uống trực tiếp. Kiềm Xương Khớp được khuyến cáo dùng trước bữa ăn khoảng 1 tiếng để phát huy tác dụng.

Uống Kiềm Xương Khớp đúng cách giúp đẩy lùi bệnh gout

Uống Kiềm Xương Khớp đúng cách giúp đẩy lùi bệnh gout

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “người bị bệnh gout có được uống trà không” và người bệnh gout nên uống gì để tốt cho sức khỏe. Quý khách hàng cần tư vấn thêm về bệnh gout và sản phẩm Kiềm Xương Khớp có thể liên hệ tới số 0335 867 288 để được hỗ trợ.

5/5 - (3 bình chọn)

Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn hướng nghiệp

    Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





    Hoặc

    Liên hệ Hotline: 0335 867 288

      Kiểm tra sức khoẻ với 265 Balance

      Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





      Hoặc

      Liên hệ Hotline: 0335 867 288

        Hỏi đáp bác sĩ

        Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





        Hoặc

        Liên hệ Hotline: 0335 867 288

          Đặt lịch khám

          Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





          Hoặc

          Liên hệ Hotline: 0335 867 288