[Chuyên gia giải đáp]: Chỉ số Acid Uric bao nhiêu thì bị Gout?

Chỉ số acid uric là căn cứ để xác định xem một người có mắc bệnh gout hay không. Vậy chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Làm thế nào để kiểm soát chỉ số acid uric để các cơn đau do gout không tái phát?

1. Acid uric là gì, có liên quan gì tới bệnh gout?

Trước khi đến với thông tin chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về acid uric. Acid uric có công thức hóa học là C5H4N4O3, được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng những nhân purin.

Acid uric được hòa tan trong máu rồi được đưa tới thận và được thải ra ngoài qua nước tiểu. Chỉ số acid uric là một trong những yếu tố để các bác sĩ xác định mức độ giai đoạn bệnh tiến triển của bệnh gout trên mỗi bệnh nhân.

Chỉ số acid uric cao bao nhiêu thì bị gout

Chỉ số acid uric cao bao nhiêu thì bị gout

Khi cơ thể gặp các rối loạn chuyển hóa, acid uric sẽ không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể tạo thành các tinh thể urat. Chúng tập trung nhiều nhất tại khớp ngón chân cái và các khớp ngón tay, sau đó gây viêm khớp. Các cơn đau do gout gây ra rất dữ dội và có thể hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Các đợt tái phát của bệnh gout thường xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu cảnh báo và phụ thuộc vào nồng độ axit trong cơ thể. Khi lượng Acid uric tăng cao thì nguy cơ tái phát các cơn đau khớp càng cao.

>> Quan tâm: Bệnh Gout có di truyền không?

2. Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout?

Theo các bác sĩ, nồng độ acid uric tốt nhất trong cơ thể là dưới 6 mg/dl. Ở ngưỡng này, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm vì hầu như không có nguy cơ mắc bệnh gout. Để biết chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout, hãy lưu ý những mốc quan trọng dưới đây:

  • Mức độ 1: Acid uric trong máu < 6,5 mg/dl (< 380 μmol/lít): an toàn.
  • Mức độ 2: Acid uric trong máu từ 6,5 – 7,2mg/dl (380 – 420 μmol/lít) là ngưỡng có thể chấp nhận được.
  • Mức độ 3: Acid uric trong máu từ 7,2 – 8,2mg/dl (420 – 480 μmol/lít): có thể xuất hiện một số triệu chứng của bệnh gout.

Chỉ số acid uric trong máu từ 7,2 – 8,2mg/dl có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh gout

Chỉ số acid uric trong máu từ 7,2 – 8,2mg/dl có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh gout

  • Mức độ 4: Acid uric trong máu từ 8,2 – 10 mg/dl (480 – 580 μmol/lít): tần suất xuất hiện các cơn đau gout cấp nhiều hơn, triệu chứng nặng hơn.
  • Mức độ 5: Acid uric trong máu từ 10 – 12 mg/dl (580 – 700 μmol/lít): giai đoạn bệnh đã khá nặng, các cơn đau dữ dội hơn và thường xuyên tái phát.
  • Mức độ 6: Acid uric trong máu > 12 mg/dl (> 700 μmol/lít): thường gặp ở giai đoạn gout mạn tính, có thể xuất hiện các hạt tophi.

Người bệnh gout ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện các hạt tophi to ở các khớp ngón tay hoặc ngón chân. Những hạt này không gây đau nhưng có thể vỡ ra và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.

3. Nguyên nhân khiến acid uric tăng cao

Acid uric là chỉ số có thể biến động do một số nguyên nhân dưới đây:

3.1. Tác nhân di truyền

Một số người có thể gặp tình trạng thiếu hụt enzym hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 (HPRT1) khiến cho quá trình loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể bị gián đoạn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh gout, tổn thương thận, bàng quang hoặc các vấn đề về thần kinh.

3.2. Sự gia tăng chuyển hóa purine

Những người đang điều trị ung thư hoặc các khối u cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Lý do là bởi quá trình xạ trị hoặc điều trị sẽ làm xuất hiện hội chứng phân tách khối u. Một lượng lớn tế bào ung thư bị tiêu diệt ngay lập tức, giải phóng nột chất tế bào vào máu khiến nồng độ acid uric tăng cao.

3.3. Giảm bài tiết, thải trừ acid uric

Người mắc bệnh thận mạn tính, suy thận hoặc suy giảm chức năng thận sẽ khiến khả năng lọc máu bị suy giảm đáng kể. Lúc này, acid uric sẽ không bị đào thải ra ngoài cơ thể, dẫn tới tình trạng gia tăng nồng độ acid uric trong máu.

Những tổn thương ở thận hoặc hệ tiết niệu sẽ khiến việc đào thải acid uric bị gián đoạn

Những tổn thương ở thận hoặc hệ tiết niệu sẽ khiến việc đào thải acid uric bị gián đoạn

Ngoài bệnh thận, một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết khá cũng gây ra những vấn đề về tăng acid uric.

3.4. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta dung nạp vào cơ thể đều có chứa hàm lượng purin nhất định. Trong đó, hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật hoặc rượu bia là nhóm thực phẩm giàu purin nhất. Nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này, cơ thể sẽ không kịp đào thải acid uric khiến cho các cơn đau tái phát hoặc tăng nặng. Đồng thời, ăn kiêng quá mức và tập thể dục cường độ cao trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu.

>> Xem thêm: Thực đơn cho người bệnh Gout

4. Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể

Khi đã biết chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout, chúng ta cần phải kiểm soát chỉ số này để giữ cho nồng độ acid uric ở ngưỡng an toàn. Một số cách nên được áp dụng là:

4.1. Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn

Thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là đạm động vật chứa nhiều nhân purin hơn các loại thực phẩm khác. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người bị đau khớp sau khi ăn hải sản, nội tạng động vật, thịt chó hoặc thịt dê.

Người bệnh gout nên giảm lượng đạm động vật và tăng cường ăn trái cây, rau củ

Người bệnh gout nên giảm lượng đạm động vật và tăng cường ăn trái cây, rau củ

Thay vào đó, người bệnh gout nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để thúc đẩy quá trình chuyển hóa, giúp thận hoạt động hiệu quả hơn và dễ dàng đào thải acid uric khỏi cơ thể.

4.2. Hạn chế ăn các thực phẩm muối chua, thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm muối chua hoặc thực phẩm lên men như nem chua, dưa muối, hoa quả ngâm chua… có thể làm tăng nguy cơ kết tinh urat trong ống thận, tạo sỏi trong thận. Thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ hộp cũng chứa nhiều chất béo, chất bảo quản không tốt cho xương khớp.

4.3. Không uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn

Chất cồn có trong rượu hoặc bia làm suy giảm chức năng gan thận, mất cân bằng chuyển hóa khiến lượng acid uric tăng cao bất thường. Do vậy, người thường xuyên uống rượu có nguy cơ cao mắc bệnh gout hoặc khiến bệnh gout diễn biến nặng hơn.

4.4. Uống các loại nước có độ kiềm cao để trung hòa acid

Kiềm Xương Khớp chính là sản phẩm nước kiềm các chuyên gia và khách hàng tin dùng hiện nay. Kiềm Xương Khớp là sự kết hợp các tinh chất của 15 – 16 loại thảo dược quý bằng công nghệ hoạt hóa phân tử hiện đại. Đây cũng là công nghệ đầu tiên trên thế giới có khả năng tạo ra Kiềm với nồng độ pH 13-14 từ các dược liệu thiên nhiên.

Kiềm thảo dược Saphia chứa rất nhiều dược chất quý tốt cho sức khỏe

Kiềm thảo dược Saphia chứa rất nhiều dược chất quý tốt cho sức khỏe

Kiềm thảo dược Saphia khác biệt với những nước kiềm khác nhờ vào đặc điểm:

  • Thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên được tuyển chọn kỹ lưỡng;
  • Được sản xuất với công nghệ hoạt hóa phân tử hiện đại, giúp giữ lại hoàn toàn những tinh chất quý từ dược liệu;
  • Nồng độ pH cao gần như tuyệt đối (13-14);
  • Đậm đặc gấp hàng chục ngàn lần những loại kiềm khác.

Nhờ những khác biệt này, Kiềm Xương Khớp chứa rất nhiều dược chất quý như Terpenoid, Glycosid, Flavonoid, Saponin… có khả năng kháng viêm và tiêu sưng, giảm đau khớp và hạn chế tái phát bệnh gout. Chỉ với 15ml Kiềm Saphia trong mỗi lần sử dụng, lượng axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ nhanh chóng được trung hòa và đào thải ra khỏi cơ thể, từ đó cân bằng môi trường pH, kiểm soát bệnh gout tốt hơn.

Hy vọng rằng qua bài viết này, quý khách hàng đã hiểu hơn về vấn đề chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout. Đồng thời, quý khách hàng cũng có thể tham khảo thêm những cách phòng và điều trị bệnh gout tốt hơn để xương khớp khỏe mạnh và không còn bị những cơn đau làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

5/5 - (3 bình chọn)

Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.

Tham Vấn Y Khoa

Bác sĩ Quách Văn Mích

Bác sĩ: Quách Văn Mích

Đại tá - bác sĩ Quách Văn Mích, Nguyên là Giám đốc Viện y học Hàng không. Hơn 30 năm công tác trong quân đội, bác sĩ Quách Văn Mích đã có nhiều đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cùng nghiên cứu khoa học với các chuyên gia về lĩnh vực Y học hàng không trên thế giới. Sau khi về hưu, bác sĩ bắt tay nghiên cứu và phát triển phương pháp thực dưỡng Ohsawa với 3 cuốn sách đã xuất bản. Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho ngành Y, bác sĩ Quách Văn Mích đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn hướng nghiệp

    Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





    Hoặc

    Liên hệ Hotline: 0335 867 288

      Kiểm tra sức khoẻ với 265 Balance

      Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





      Hoặc

      Liên hệ Hotline: 0335 867 288

        Hỏi đáp bác sĩ

        Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





        Hoặc

        Liên hệ Hotline: 0335 867 288

          Đặt lịch khám

          Để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để tư vấn.





          Hoặc

          Liên hệ Hotline: 0335 867 288