Việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho xương khớp để bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày rất quan trọng. Ăn uống lành mạnh không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh xương khớp mà còn giúp tăng cường sức khỏe toàn diện. Vậy những món ăn tốt cho xương khớp nào nên được ăn thường xuyên?
1. Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến xương khớp?
Việc lựa chọn và sử dụng các thực phẩm tốt cho xương khớp sẽ góp phần làm giảm triệu chứng hoặc ngăn ngừa bệnh xương khớp diễn biến nặng hơn, đồng thời giúp kiểm soát cân. Ở những người thừa cân, việc giảm trọng lượng sẽ giúp các khớp xương bớt đi được phần nào áp lực, nhất là với xương đầu gối.
Sử dụng các thực phẩm phù hợp sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh hơn
Cụ thể, các dưỡng chất mà chúng ta nạp vào sẽ có một số tác động sau tới cơ thể:
- Lipid (chất béo) trong chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến thành phần sụn và hoạt động của các khớp xương. Nếu sử dụng quá nhiều chất béo trong chế độ ăn, người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, khiến máu lưu thông kém tới các khớp.
- Nồng độ cholesterol cao có thể gây ra căng thẳng oxy hóa ty thể trên các tế bào sụn – mô liên kết. Điều này có khả năng dẫn đến sự phát triển của viêm xương khớp – một dạng viêm khớp xảy ra khi mô linh hoạt ở đầu xương mòn dần.
- Vitamin D là thành phần ảnh hưởng đến trạng thái của nhiều cấu trúc khớp, nếu thiếu vitamin D, xương có thể bị giòn, yếu.
- Vitamin K cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa sụn.Thếu vitamin K là một trong những nguyên nhân gây viêm hoặc thoái hóa khớp.
Do đó, chúng ta cần phải bổ sung thực phẩm một cách khoa học, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng.
2. Những loại thực phẩm tốt cho xương khớp
Người mắc bệnh xương khớp có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp dưới đây:
2.1. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm tốt cho xương khớp do chứa nhiều canxi và các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Đây cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp xương và răng chắc khỏe hơn. Với những người bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa thì nên tránh thực phẩm này.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm tốt cho xương khớp
Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh, canxi, kali và vitamin D, A và folate. Nhiều nghiên cứu cho rằng, ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa gãy xương, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Sữa chua có thể được sử dụng riêng hoặc ăn cùng với ngũ cốc nguyên hạt, salad trái cây.
Có một lưu ý rằng, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo thay vì chọn loại nguyên kem.
2.2. Cá béo tốt cho người bệnh xương khớp
Cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá ngừ… được gọi chung là cá béo hoặc cá nước lạnh. Đây chính là nguồn cung cấp vitamin D, axit béo omega-3 dồi dào. Những dưỡng chất này sẽ kích thích quá trình lưu thông máu và hạn chế cơn đau khớp.
Cá béo, hay còn gọi là các nước lạnh giàu Omega-3, có thể giúp giảm đau nhức
Đây cũng là những chất có khả năng ức chế sản sinh enzym và cytokine phá vỡ sụn, chống viêm tốt và giảm đau nhức. Các loại cá này nên được sử dụng 2 lần mỗi tuần, khẩu phần cho mỗi lần ăn từ 100 – 200mg.
2.3. Quả óc chó và hạt lanh
Quả óc chó và hạt lanh có chứa nhiều protein, chất xơ, omega-3, chất chống oxy và các khoáng chất khác như natri, magie, kali, sắt… Thành phần Omega trong 2 loại hạt này cũng có tác dụng giảm các triệu chứng viêm, sưng khớp. Đặc biệt, hạt óc chó và hạt lanh cung cấp một lượng lớn chất béo và calo nhưng lại không gây béo phì. Đặc biệt, người mắc các bệnh khớp nên dùng dầu của quả óc chó vì loại dầu này lượng chứa omega-3 cao gấp 10 lần so với lượng omega 3 có trong dầu oliu.
2.4. Dầu oliu
Trong dầu oliu có chứa hợp chất oleocanthal có khả năng hoạt động tương tự như ibuprofen. Dầu oliu nguyên chất còn chứa lubricin giúp khớp hoạt động trơn tru và bảo vệ các mô sụn không bị tổn thương. Chúng ta nên dùng dầu oliu nguyên chất, hoặc trộn với salad để giữ nguyên những dưỡng chất này, không nên để dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
2.5. Các loại gia vị
Ớt, gừng, hạt tiêu, hành, tỏi đều là những loại kháng sinh tự nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chúng có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp, cụ thể như:
- Ớt chứa Capsaicin, làm dịu các cơn đau nhẹ ở khớp, cơ.
- Gừng giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp.
- Tỏi có chứa Allicin – chất chống oxy hóa cao, ức chế sự tấn công của nhiều loại siêu vi.
Ớt, gừng, hạt tiêu, hành, tỏi đều là những loại kháng sinh tự nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe
Bên cạnh các loại củ, rau gia vị cũng là liều thuốc tuyệt vời cho người bệnh xương khớp, điển hình là lá ngải cứu, tía tô, lá lốt, kinh giới, lá mơ tam thể… Vì vậy, chúng ta nên sử dụng thường xuyên những loại gia vị này trong các món ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ xương khớp.
>> Tìm hiểu thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?
3. Ăn rau gì tốt cho xương khớp?
Hầu hết các loại rau xanh đều giàu vitamin và dưỡng chất, không chỉ tốt cho xương khớp mà còn tốt cho sức khỏe. Các loại trái cây mọng nước như dứa, chanh, bưởi, đu đủ… có chứa bioflavonoids – nhóm sắc tố thực vật. Chất này có tác dụng chống oxy hóa tương tự như quercetin và có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào. Hai hợp chất rutin và quercetin cũng được chứng minh có thể giúp tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
Các loại rau họ cải, rau có màu xanh đậm như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải… là những nguồn thực phẩm có tác dụng tốt để giảm thiểu tình trạng viêm khớp. Tuy vậy, chúng chứa nhiều purin, không phù hợp với người mắc bệnh gout.
4. Những thực phẩm người bệnh xương khớp nên hạn chế
Người đang gặp các vấn đề về xương khớp nên tránh xa những loại thực phẩm sau đây:
4.1. Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến
Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, cừu…) và thịt đã qua chế biến (xúc xích, thịt xông khói, giăm bông…) có thể thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các phản ứng viêm trong cơ thể.
4.2. Thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường
Một chế độ ăn quá nhiều đường hoặc muối sẽ khiến các triệu chứng viêm khớp hoặc đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
Người thường xuyên đau nhức xương khớp không nên ăn nhiều thịt đỏ và muối
Những người đang mắc các bệnh xương khớp nên nạp ít hơn 5g muối mỗi ngày, hạn chế ăn bánh kẹo hoặc đồ ngọt, không uống nước ngọt có gas.
4.3. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật giàu dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng chứa một lượng chất béo có hại và cholesterol rất cao. Ăn nhiều nội tạng động vật sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tim, xơ vữa động mạch và viêm khớp.
5. Những thói quen sinh hoạt tốt cho bệnh xương khớp
Người mắc các bệnh xương khớp nên duy trì những thói quen sau đây:
5.1. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Việc luyện tập sẽ hỗ trợ tăng cường sức mạnh toàn diện, giúp xương khớp linh hoạt và cơ bắp phát triển. Các hình thức vận động tốt cho bệnh xương khớp là đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga hoặc thái cực quyền. Người bệnh nên lựa chọn hoạt động phù hợp với sức khỏe và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Việc luyện tập sẽ hỗ trợ tăng cường sức mạnh toàn diện, giúp xương khớp linh hoạt
Khi các cơn đau nhức tái phát khiến các khớp xương sưng đau, chúng ta có thể tạm dừng việc luyện tập và nghỉ ngơi cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
>> Quan tâm: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
5.2. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ sâu giấc, giữ tinh thần thoải mái, làm việc đúng tư thế… chính là những điều mà người bệnh xương khớp cần duy trì mỗi ngày. Việc sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý không chỉ giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh xương khớp tái phát mà còn tăng cường sức khỏe, tái tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
5.3. Sử dụng Kiềm Xương Khớp mỗi ngày
Kiềm Xương Khớp XK là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho những người mắc bệnh xương khớp. Sản phẩm này có các công dụng như sau:
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do các bệnh lý, đau do vận động sai tư thế hoặc đau khi thay đổi thời tiết.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào sụn khớp tổn thương.
- Cân bằng môi trường kiềm và axit trong cơ thể, hỗ trợ làm chậm quá trình lão và thoái hóa khớp.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh liên quan tới xương khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người đang điều trị các bệnh về xương khớp.
Kiềm Xương Khớp được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Cách sử dụng Kiềm Xương Khớp XK được nhà sản xuất hướng dẫn cụ thể là:
- Pha 15ml sản phẩm (3 muỗng cà phê) với 100ml nước ấm.
- Uống trước bữa ăn 1 giờ để cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ sản phẩm.
- Nên uống đều đặn 2 lần/ngày và duy trì liên tục trong vòng 2 – 6 tháng.
Uống Kiềm thảo dược Saphia Alkali mỗi ngày chính là thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mạn tính. Ưu điểm nổi bật trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính của Kiềm Xương Khớp là khả năng kiểm soát bệnh lâu dài và hạn chế tối đa biến chứng.
Trên đây là một số thực phẩm tốt cho xương khớp và các thói quen tốt cho người bệnh. Ngoài việc kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh với việc nghỉ ngơi hợp lý và sinh hoạt điều độ, người bệnh nên sử dụng Kiềm Xương Khớp để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.