Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Vậy người bệnh thoái hóa khớp gối có đi bộ được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Các nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp gối
Trước khi tìm hiểu thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối phổ biến nhất
1.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nguyên phát bao gồm:
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Quá trình tổng hợp của sụn ngày càng bị suy giảm khi tuổi tác tăng cao là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối. Sau độ tuổi trưởng thành, khả năng sinh sản và tự tái tạo của tế bào sụn cũng không còn được duy trì. Tình trạng thoái hóa khớp gối có xu hướng xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh bị đau nhức và hạn chế vận động
Yếu tố bẩm sinh, di truyền
Một số người có thể bị thoái hóa khớp gối từ khi còn trẻ nếu gặp những bất thường ở cấu trúc xương đầu gối, xương bao quanh khớp gối khiến sụn khớp thoái hóa sớm hơn.
Các vấn đề về nội tiết, chuyển hóa
Suy giảm hormone nội tiết tố, thừa sắt, thừa hormone tăng trưởng hoặc người mắc đái tháo đường đều có khả năng gây thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
1.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát
Người bệnh cũng có thể bị thoái hóa khớp gối do các nguyên nhân thứ phát sau đây:
Chấn thương vùng đầu gối lặp đi lặp lại
Những động tác gây áp lực cho khớp gối như đứng, quỳ, ngồi xổm trong thời gian dài, thường xuyên mang vác vật nặng > 25kg sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho khớp gối. Nếu tình trạng này kéo dài, sụn khớp sẽ bị bào mòn nhanh chóng và gây thoái hóa khớp.
Các chấn thương đầu gối thường gặp trong khi luyện tập hoặc thi đấu thể thao
Vận động cường độ cao trong thời gian dài
Người vận động với cường độ cao như vận động viên điền kinh, bóng đá, đua xe đạp… cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối. Tỉ lệ mắc bệnh này sẽ cao hơn nếu như gặp các chấn thương trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu.
Thừa cân, béo phì
Cân nặng quá lớn so với tỉ lệ của cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp xương, đặc biệt là đầu gối. Một số nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể tăng thêm 0.45kg thì đầu gối sẽ phải chịu thêm trọng lượng từ 1.35 – 1.8kg. Do đó, nguy cơ bị thoái hóa khớp gối ở người thừa cân béo phì sẽ cao hơn so với người có cân nặng vừa phải.
Một số bệnh cơ xương khớp khác
Viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng bàn chân bẹt là 2 bệnh lý có khả năng cao sẽ dẫn tới thoái hóa khớp gối.
Không rèn luyện thể lực thường xuyên
Vận động quá sức hoặc không rèn luyện thể lực thường xuyên đều có khả năng cao gây thoái hóa khớp gối. Khi không tập thể dục thể thao, các cơ bắp bị lỏng lẻo, gân hoặc dây chằng dễ bị sai lệch. Nếu vận động đúng cách và vừa sức sẽ hạn chế được 30% nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
2. Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Trên thực tế, người bị thoái hóa khớp gối có xu hướng ngại vận động, nhất là đi bộ. Lý do là vì các cơn đau sẽ trở nên khó kiểm soát hơn khi vận động. Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?
Về vấn đề này, các chuyên gia y tế cho thường khuyến khích người bệnh nên cố gắng hoạt động thể chất để hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa, đồng thời cải thiện tính linh hoạt của khớp gối. Mặc dù ban đầu sẽ xuất hiện các cơn đau hoặc cảm giác khó chịu nhưng đi bộ chính là giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng cứng khớp, ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Các bác sĩ cũng giải thích thêm, cấu tạo khớp gối bao gồm xương và sụn khớp. Lớp sụn không có mạch máu và chủ yếu dựa vào dịch khớp để nhận dưỡng chất cần thiết. Do đó, việc vận động khớp thường xuyên sẽ giúp sụn khớp nhận đủ dinh dưỡng để duy trì các chức năng vốn có.
3. Bị thoái hóa khớp gối có chạy bộ được không?
Người bị thoái hoá khớp gối vẫn có thể chạy bộ nhưng nên vận động ở cường độ vừa phải và phù hợp với sức khoẻ cũng như tình trạng xương khớp.
Có nhiều ý kiến cho rằng việc chạy bộ sẽ làm gia tăng các tổn thương ở đầu gối. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, việc chạy bộ thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe sụn khớp, làm tăng khả năng đàn hồi.
Với những người bị thoái hóa khớp, chạy bộ không gây ra các tác động xấu đến tình trạng của bệnh nếu người bệnh luyện tập đúng cách. Hơn nữa, thời gian tiếp xúc với mặt đất trong khi chạy bộ tương đối ngắn, chiều dài sải chân dài hơn khi đi bộ nên có tác dụng giảm tải trọng lên khớp gối.
>> Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì?
4. Lợi ích của việc đi bộ đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối
Không chỉ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, thói quen đi bộ còn mang lại một số lợi ích sau:
- Giảm ma sát trên sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Duy trì chức năng và tính linh hoạt của khớp gối, phòng tránh co cứng khớp.
- Tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe của bắp chân nhằm san sẻ áp lực nâng đỡ cơ thể với khớp gối.
- Đốt cháy calo, giúp giảm lượng mỡ thừa, giảm trọng lượng cơ thể, giảm áp lực lên khớp gối.
Ngoài những lợi ích trực tiếp lên vùng khớp gối, đi bộ cũng giúp tinh thần thoải mái để có một giấc ngủ sâu hơn, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đi bộ đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát được các cơn đau khớp gối
Với những lợi ích này, chắc hẳn mọi người đều đã có lời giải đáp cho thắc mắc người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không.
5. Cách đi bộ có lợi cho người bị thoái hóa khớp gối
Sau khi đã biết người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách đi bộ có lợi cho người bị thoái hóa khớp gối. Để mang lại hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các rủi ro trong lúc tập luyện, người bị thoái hóa khớp gối nên lưu ý một số điều sau đây:
5.1. Đếm số bước thay vì số phút khi đi bộ
Mục tiêu phù hợp với những người bị thoái hóa khớp gối là khoảng 6000 bước/ngày. Tuy nhiên, người mới bắt đầu luyện tập có thể duy trì đi bộ với quãng đường ngắn, số bước chân ít hơn. khi đã quen với việc đi bộ hằng ngày thì chúng ta có thể tăng thời gian tập luyện cũng như quãng đường di chuyển.
5.2. Kiểm soát tốc độ đi bộ bằng cách kiểm tra nhịp tim
Để việc đi bộ đem lại các lợi ích sức khỏe như mong đợi, chúng ta cần phải kiểm tra nhịp tim trong lúc luyện tập. Theo các bác sĩ, nhịp tim trong lúc tập luyện dao động trong khoảng 50 – 70% nhịp tim tối đa là hợp lý nhất.
5.3. Khởi động trước khi luyện tập
Khởi động là bước vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu luyện tập thể thao. Việc khởi động tốt sẽ giúp phòng tránh các cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ chấn thương ở người thoái hóa khớp gối. Trước khi đi bộ, chúng ta nên thực hiện một số động tác giãn cơ nhẹ trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó đi bộ chậm trong khoảng 5 phút rồi tăng tốc dần. Sau khi kết thúc tập luyện, chúng ta cũng nên tiếp tục đi bộ chậm trong khoảng 5 phút để hạ nhiệt.
6. Một số lưu ý giúp ngăn ngừa các chấn thương khi tập luyện
Để đảm bảo an toàn khi đi bộ, người bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý một số điều sau:
- Nhìn thẳng về phía trước, giữ cằm song song với mặt đất khi di chuyển.
- Đánh tay đúng cách khi đi bộ.
- Sải chân vừa phải, duy trì tốc độ ổn định, không nên bước chân quá dài.
- Dừng lại khi cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu ở đầu gối.
- Lựa chọn trang phục và giày mềm mại, thoải mái.
- Thông báo với người nhà về thời gian và lộ trình di chuyển để nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Nên khởi động kỹ, lựa chọn giày phù hợp để không gặp chấn thương khi đi bộ
Khi mới bắt đầu luyện tập đi bộ, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bị đau trong vòng một vài ngày đầu tiên. Tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau khi đã quen với việc luyện tập hằng ngày. Nếu xuất hiện các cơn đau, chúng ta có thể chườm lạnh ở vùng bị đau trong vòng 20 phút và nghỉ ngơi hợp lý.
7. Kiềm Xương Khớp – Giải pháp tối ưu với người bệnh thoái hóa khớp gối
Ngoài việc luyện tập đi bộ và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh thoái hóa khớp gối cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung để tối ưu hiệu quả điều trị. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kiềm Xương Khớp là sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế cùng khách hàng tin dùng nhiều nhất.
7.1. Kiềm Xương Khớp có công dụng gì?
Kiềm Xương Khớp mang tới cho người dùng một số tác dụng sau:
- Tiêu diệt và ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây viêm/nhiễm trùng, hỗ trợ giảm sưng viêm, giảm đau nhức ở các khớp xương.
- Hỗ trợ kích thích quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn.
- Hỗ trợ tăng cường chất lượng dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp xương khớp hoạt động hiệu quả.
Đặc biệt, Kiềm Xương Khớp có thành phần hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng phụ với sức khỏe.
7.2. Sử dụng Kiềm Xương Khớp như thế nào cho hiệu quả?
Cách sử dụng Kiềm Xương Khớp được nhà sản xuất hướng dẫn như sau: pha 15ml Kiềm thảo dược cùng 100ml nước ấm, uống trực tiếp. Các chuyên gia và nhà sản xuất khuyến cáo nên uống Kiềm Xương Khớp trước bữa ăn ít nhất 1h để cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất của sản phẩm.
Uống Kiềm Xương Khớp đúng liều lượng và thời gian giúp xương khớp chắc khỏe
Người bệnh thoái hóa khớp gối cũng cần kiêng tuyệt đối rượu bia, các chất kích thích. Ngoài ra, một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao và hỉ ngơi hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không” và cách đẩy lùi các cơn đau nhức bằng Kiềm Xương Khớp. Quý khách hàng cần tư vấn thêm về sản phẩm có thể liên hệ tới số 0335 867 288 để được các chuyên gia của Bacsigiadinh.org tư vấn trực tiếp.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.