Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt là phương pháp khá phổ biến. Vậy phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về cách chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt qua bài viết dưới đây!
1. Một số nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là tổn thương khá nghiêm trọng xảy ra trong khớp gối. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Trên thực tế, hiện tượng tràn dịch khớp gối xảy ra chủ yếu do 3 nguyên nhân chính sau đây:
Chấn thương
Các chấn thương ở vùng khớp gối khiến ổ khớp gối sản sinh ra quá nhiều dịch khớp. Chúng ứ đọng lại và có thể tràn ra bên ngoài, gây viêm hoặc nhiễm trùng. Các chấn thương thường gặp do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc các chấn thương trong lúc lao động, sinh hoạt.
Chấn thương đầu gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch khớp gối
Các bệnh lý liên quan tới xương khớp
Người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối. Điển hình là bệnh thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm trùng khớp.
Nhiễm khuẩn khớp
Nhiễm khuẩn khớp do virus, nấm hoặc các vi khuẩn gây ra cũng có thể làm tổn thương khớp gối và dẫn tới tăng sinh dịch khớp, ứ đọng dịch và tràn dịch.
Bên cạnh 3 nguyên nhân chính kể trên, những người thuộc nhóm đối tượng sau đây cũng có thể bị tràn dịch khớp gối:
- Người cao tuổi, xương khớp suy yếu.
- Vận động viên thể thao.
- Người thừa cân, béo phì.
Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.
2. Các triệu chứng của tràn dịch khớp gối
Sưng nề vùng khớp gối, đau dai dẳng là những dấu hiệu đặc trưng của tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, một số dấu hiệu sau đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh này:
- Có cảm giác nặng nề, căng tức bên trong khớp gối.
- Vùng da xung quanh xương bánh chè bị sưng tấy, đỏ và nóng.
- Xuất hiện các vết bầm tím ở mặt trước, sau hoặc 2 bên đầu gối.
- Đau khi vận động, co duỗi chân hoặc đi lại, cơn đau cũng có thể xuất hiện khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
- Các cơ xung quanh đầu gối yếu dần khiến việc vận động khó khăn hơn.
Triệu chứng tràn dịch khớp gối khá đặc trưng và có thể dễ nhận biết
Đây là một số triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối. Nếu phát hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên tới các phòng khám chuyên khoa để được làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt có tốt không?
Lá lốt vừa là loại rau quen thuộc, vừa là vị thuốc quý trong dân gian. Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm, tính ấm, vị cay. Khi đi vào cơ thể, lá lốt có tác dụng tán hàn, giảm đau và kích thích máu lưu thông. Không chỉ được dùng để chữa tràn dịch khớp gối, lá lốt còn có tác dụng với các bệnh lý khác như phong tê thấp, rối loạn tiêu hóa, mồ hôi trộm.
Những dược chất trong lá lốt có thể giúp giảm nhanh chóng các cơn đau khớp
Theo y học hiện đại, lá lốt có chứa một lượng lớn beta-caryophylen và benzyl axetat có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Hoạt chất flavonoid và alkaloid có nhiều trong tinh dầu lá lốt cũng giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp ở người bệnh.
Quan tâm: Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu
4. Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt
Với những trường hợp bị tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ hoặc đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, chúng ta có thể tham khảo một số cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng lá lốt sau đây:
4.1. Chườm nóng bằng lá lốt và muối biển
Lá lốt và muối biển đều là hai dược liệu thiên nhiên có tính chống viêm, kháng khuẩn cao. Chườm nóng bằng lá lốt và muối biển sẽ giúp giảm sưng viêm, giảm đau cho người bị đau nhức, tràn dịch khớp gối. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch một nắm lá lốt tươi, để ráo nước.
- Cho lá lốt vào máy xay, thêm một thìa muối biển vào và xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào chảo, rang nóng, khuấy đều tay để hỗn hợp chín đều.
- Khi hỗn hợp đã nguội bớt thì bỏ vào 1 túi vải sạch và chườm vào vùng đầu gối bị đau.
- Người bệnh nên thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày và làm liên tục trong 7 ngày để giảm đau và khắc phục tình trạng tràn dịch khớp gối.
4.2. Ngâm chân bằng nước sắc từ lá lốt và muối biển
Ngoài việc chườm nóng, người bị tràn dịch khớp gối cũng có thể ngâm chân bằng nước sắc từ lá lốt và muối biển để cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối.
Ngâm chân với nước sắc từ lá lốt sẽ giúp cải thiện các cơn đau nhức xương khớp
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch một nắm lá lốt, sau đó sắc cùng với 1 lít nước.
- Sau khi nước sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp, vớt phần lá ra ngoài và thêm vào phần nước sắc 1 thìa muối biển, khuấy đều cho muối tan hết.
- Chờ nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm chân cho tới khi nước nguội hẳn.
- Người bị tràn dịch khớp gối hoặc đau nhức xương khớp nên thực hiện cách này 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ.
4.3. Uống nước sắc từ lá lốt trị tràn dịch khớp gối
Uống nước sắc từ lá lốt trị cũng là một cách trị tràn dịch khớp gối đơn giản và hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 5 – 10 lá lốt tươi rửa sạch, sắc cùng với 2 bát nước cho tới khi cô đặc lại còn 1 bát.
- Đợi nước nguội bớt thì chia làm 2 – 3 phần, uống trong ngày.
- Nước sắc từ lá lốt nên được uống sau khi ăn tối để đạt được hiệu quả cao. Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện rõ rệt, sức khỏe của người bệnh cũng được tăng cường.
>> Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?
5. Lưu ý chế độ ăn uống cho người tràn dịch khớp gối
Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp hiện đại hoặc y học cổ truyền, người bị tràn dịch khớp gối cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày.
Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì?
Một số thực phẩm cần được bổ sung gồm có:
- Cá béo, cá nước lạnh (cá hồi, cá trích, cá ngừ…) có tác dụng giảm tình trạng sưng đau khớp, tốt cho tim mạch.
- Thực phẩm giàu vitamin A, C và K: khoai lang, cà rốt, cải bó xôi, đu đủ, cà chua… hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và chất lượng xương khớp.
- Trái cây mọng nước, giàu chất chống oxy hóa: cam, chanh, bưởi, mâm xôi, nho, việt quất…
- Thực phẩm giàu vitamin D và canxi giúp chắc khỏe xương: cá, tôm, hàu, hải sản, Tăng cường các loại gia vị chống viêm như hành, tỏi, nghệ, gừng, quế, ngải cứu, tía tô…
Để tình trạng đau khớp không diễn biến phức tạp hơn, người bị tràn dịch khớp gối hoặc đau nhức xương khớp nên hạn chế ăn các thực phẩm như thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc thức ăn chế biến sẵn. Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác cũng cần phải được loại bỏ.
6. Bổ sung Kiềm Xương Khớp – tăng cường sức khỏe xương khớp
Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh, người bị tràn dịch khớp hoặc đau nhức xương khớp cũng có thể cân nhắc bổ sung Kiềm Xương Khớp. Đây là thực phẩm bảo vệ xương khớp được hàng triệu khách hàng tin dùng với các công dụng sau:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau điều trị các bệnh mạn tính về xương khớp.
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp.
- Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp.
Kiềm Xương Khớp là thực phẩm bảo vệ xương khớp được tin dùng
So với các sản phẩm khác, Kiềm Xương Khớp có các ưu điểm vượt trội như:
- Đậm đặc gấp 10.000 lần kiềm ion và gấp 1 triệu lần kiềm đá khoáng.
- Có độ pH lên tới 13 – 14, cao nhất trong thang kiềm.
- 100% chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
- Hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị cho những người mắc bệnh xương khớp.
Cách sử dụng Kiềm Xương Khớp như sau: pha loãng 15ml Kiềm Xương Khớp với 100ml nước ấm, uống trước các bữa ăn. Chỉ cần uống Kiềm Xương Khớp 2 lần và duy trì liên tục trong vòng 2 – 6 tháng, sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt.
Áp dụng một số cách chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt kể trên, kết hợp với việc sử dụng Kiềm Xương Khớp mỗi ngày chính là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe xương khớp. Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 0335 867 288 để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm và lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.