Có thể nói, khớp gối là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Vậy cấu tạo khớp gối có gì đặc biệt? Vì sao khớp gối là cơ quan dễ bị tổn thương nhất?
1. Cấu tạo khớp gối có gì đặc biệt?
Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất, có cấu tạo khá phức tạp. Cụ thể, khớp gối gồm 3 phần với các bộ phận như sau:
1.1. Phần đầu gối
Cấu tạo khớp gối được hình thành bởi 3 xương là: xương đùi, xương chày và xương bánh chè.
Các xương cấu tạo nên đầu gối
Do đó, khớp gối bao gồm hai khớp là khớp giữa xương đùi và xương chày, khớp giữa xương đùi và xương bánh chè.
1.2. Cấu tạo các mặt khớp
Khớp giữa xương đùi và xương chày là loại khớp khớp lồi cầu, được kết hợp giữa hai lồi cầu xương đùi và hai diện khớp trên của xương chày.
Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè là loại khớp phẳng. Mặt sau của xương bánh chè tiếp khớp với diện bánh chè của xương đùi.
1.3. Sụn chêm trong và ngoài
Cấu trúc khớp gối còn được tạo nên bởi sụn chêm trong và ngoài. Sụn chêm là phần sụn sợi nằm ở diện khớp trên xương chày, giúp cho diện khớp thêm sâu rộng và trơn láng hơn. Sụn chêm trong có hình chữ C, sụn chêm ngoài có hình gần giống chữ O.
Hai sụn chêm này được nối với nhau bởi dây chằng ngang gối và dính vào xương chày bởi các dây chằng. Nhờ đó, các sụn chêm dễ dàng di chuyển khi khớp cử động. Sụn chêm trượt ra trước khi gối duỗi và trượt ra sau khi gối gập lại.
1.4. Các phương tiện nối khớp
Cấu tạo khớp gối còn gồm các phương tiện nối khớp:
– Bao khớp: là một bao sợi khá mỏng, bao xung quanh khớp để bảo vệ khớp. Phía trước, bao khớp bám vào các bờ của xương bánh chè và được gân bánh chè đến tăng cường. Phía ngoài, bao khớp bám vào sụn chêm.
Các phương tiện nối khớp, giúp khớp gối hoạt động hiệu quả hơn
– Hệ thống dây chằng
Ở vùng gối, hệ thống dây chằng khá đa dạng với 4 phần: .
- Dây chằng trước: gồm dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè trong và ngoài.
- Dây chằng sau: gồm dây chằng khoeo chéo và dây chằng khoeo cung.
- Dây chằng bên: gồm dây chằng bên chày và dây chằng bên mác.
- Dây chằng chéo: gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.
Hệ thống dây chằng này không chỉ có vai trò nối khớp mà còn bảo vệ khớp khỏi bị trật theo các chiều trước – sau, trong – ngoài.
– Bao hoạt dịch: lót bên trong bao khớp, bám vào sụn chêm.
– Vùng cơ gối trước: gồm lớp da, dây chằng bánh chè và xương bánh chè bọc ở phía trước khớp gối.
– Vùng gối sau: gồm nhiều cơ, các cơ này giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của khớp gối:
- Đầu tận của cơ nhị đầu đùi ở phía trên và ngoài là.
- Đầu tận của cơ bán gân và bán màng ở phía trên và trong là.
- Hai đầu của cơ bụng chân ở phía dưới.
Các đầu tận của các cơ này giới hạn thành hố khoeo có dạng hình thoi. Hố khoeo chứa nhiều cấu trúc quan trọng như động mạch và tĩnh mạch khoeo, thần kinh chày, thần kinh mác chung, hạch bạch huyết.
2. Vì sao khớp gối dễ bị chấn thương?
Có thể thấy rằng, cấu tạo khớp gối rất phức tạp và hầu hết các cử động của cơ thể đều ít nhiều liên quan đến vùng đầu gối. Ngoài ra, khớp gối còn có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương gây đau nhức, khó chịu. Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong khớp gối chính là dây chằng.
Dây chằng khớp gối là bộ phận rất dễ bị tổn thương
Trong đó, tổn thương đa dây chằng khớp gối được xếp vào loại tổn thương rất nghiêm trọng. Chấn thương này thường gặp ở người bị tai nạn giao thông kiểu xe máy đè lên chân hoặc chấn thương khi tập luyện thể thao cường độ cao.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, ở nữ giới có tỷ lệ bị đứt dây chằng chéo trước cao hơn hơn so nam giới. Nguyên nhân là do ở nam và nữ có sự khác biệt trong đặc điểm thể chất, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thần kinh – cơ. Thêm vào đó, sự khác nhau trong trục xương chậu – chi dưới làm cho dây chằng gối ở phụ nữ có xu hướng lỏng lẻo hơn. Sự tác động của nội tiết tố estrogen ở nữ giới cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất của dây chằng.
3. Các bệnh lý liên quan đến khớp gối
Các bệnh lý liên quan tới khớp gối không chỉ gây ra cảm giác đau, khó chịu mà còn làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Một số bệnh lý thường gặp là:
3.1. Đau khớp gối do các chấn thương
Chấn thương khớp gối có thể ảnh hưởng đến dây chằng, gân, bao hoạt dịch đầu gối hoặc xương và sụn khớp. Một số chấn thương khớp gối phổ biến gồm:
- Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) hay dây chằng chéo sau (PCL); thường xảy ra ở các vận động viên trong khi luyện tập hoặc thi đấu.
- Gãy xương đùi, xương chày, xương bánh chè.
- Rách sụn chêm khớp gối thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao.
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối.
- Viêm gân bánh chè xảy ra khi gối vận động liên tục và bị quá tải.
Những chấn thương này có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
3.2. Các bệnh lý viêm khớp
Có rất nhiều loại viêm khớp khác nhau và chúng đều ảnh hưởng đến đầu gối như:
- Viêm xương khớp (viêm khớp thoái hóa) là bệnh lý thường gặp nhất của viêm khớp.
- Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến hầu hết các khớp, bao gồm cả đầu gối.
Các bệnh lý viêm khớp khác nhau đều ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối, gây đau nhức
- Gout: thông thường gout sẽ gây đau dữ dội ở các khớp ngón tay, chân. Nhưng một số trường hợp bệnh gout gây đau nhiều hơn ở đầu gối, hay còn được gọi là giả gout.
- Thoái hóa khớp gối: là bệnh gây tổn thương nghiêm trọng phần sụn khớp, hình thành các gai xương và có thể làm biến dạng khớp.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy sốt với các dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân.
Các bệnh lý viêm khớp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và hạn chế khả năng vận động của khớp gối. Cá biệt, có bệnh lý làm biến dạng khớp, khiến người bệnh không thể vận động.
>> Xem thêm: Người bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?
4. Bị đau khớp gối phải làm sao?
Khi bị đau khớp gối, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau đơn giản sau đây:
4.1. Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao sẽ giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và dẻo dai, từ đó duy trì sự linh hoạt của các khớp xương. Đây cũng là cách đơn giản nhất để khắc phục các vấn đề đau nhức xương khớp thường gặp. Các môn thể thao được khuyến khích gồm có bơi lội, đi bộ, yoga, đi xe đạp… Người bị đau khớp gối cần lựa chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập với cường độ hợp lý, tập đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả.
Nên lựa chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập đúng cách để xương khớp khỏe mạnh
Trong một số trường hợp đặc biệt như bị chấn thương hoặc xuất hiện các cơn đau dữ dội kéo dài thì người bệnh nên dừng việc luyện tập và nghỉ ngơi tuyệt đối.
>> Quan tâm: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
4.2. Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế
Như đã nói ở trên, hầu hết các hoạt động của cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp tới khớp gối. Do đó, chúng ta nên điều chỉnh tư thế của cơ thể, tránh ngồi ghế quá thấp, không cúi gập hoặc nghiêng người khi ngồi, tránh bất động trong một thời gian dài… Ngoài ra, chúng ta cũng không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá dài mà nên thường xuyên thay đổi tư thế vận động để máu được lưu thông tốt hơn tới các cơ quan trong cơ thể.
4.3. Ăn uống khoa học, kiểm soát tốt cân nặng
Việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn góp phần duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức ổn định để không tạo áp lực lớn lên vùng đầu gối. Một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống là:
- Ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá biển để bổ sung Omega-3 giúp kháng viêm, giảm đau.
- Sử dụng dầu ô liu để bổ sung chất béo có lợi: dầu oliu chứa hợp chất oleocanthal có tính chất tương tự như thuốc kháng viêm không steroid, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các nhiễm trùng.
- Tăng cường ăn rau – củ – quả và các loại trái cây: Tất cả các loại rau củ và trái cây đều giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, bảo vệ sụn khớp và phòng ngừa loãng xương.
- Tăng cường ăn các loại củ và rau gia vị như hành, gừng, tỏi, rau tía tô, ngải cứu, kinh giới… Những thực phẩm này đều là dược liệu có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng viêm rất hữu hiệu.
Thêm vào đó, chúng ta cũng nên thay đổi cách chế biến món ăn, tốt nhất là nên luộc hoặc hấp để giữ lại tối đa dưỡng chất trong thực phẩm. Các món chiên xào, thực phẩm đóng hộp nên được hạn chế.
Những thực phẩm tốt cho bệnh lý xương khớp
Thuốc điều trị đau khớp gối có thể tiêm trực tiếp tại bệnh viện hoặc sử dụng tại nhà tùy theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại đang được sử dụng phổ biến gồm:
4.4. Chườm ấm ở vùng bị đau
Nếu gặp các cơn đau khớp gối, người bệnh có thể chườm ấm ở vùng bị đau để giảm đau tức thì. Sức nóng sẽ làm giãn cơ và tăng khả năng bôi trơn để giảm độ cứng các khớp.
Chúng ta có thể sử dụng lá ngải hoặc lá lốt rang nóng cùng muối biển hoặc gừng, sau đó đổ hỗn hợp vừa rang nóng vào túi vải sạch và chườm lên vùng bị đau. Cách giảm đau này cần được thực hiện 2 lần mỗi ngày, làm liên tục trong 1 tuần để chấm dứt các cơn đau.
4.5. Sử dụng thực phẩm bổ sung Kiềm Xương Khớp
Cấu tạo khớp gối rất phức tạp, do đó, để phục hồi các tổn thương ở khớp gối, chúng ta cần tới giải pháp toàn diện từ bên trong cơ thể. Một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội chính là sử dụng Kiềm Xương Khớp mỗi ngày. Đây là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp được chuyên gia và khách hàng tin dùng nhất hiện nay.
Kiềm Xương Khớp có thành phần hoàn toàn từ 16 loại thảo dược thiên nhiên
Kiềm Xương Khớp có thành phần hoàn toàn từ 16 loại thảo dược thiên nhiên bao gồm:
- Sài đất, dền gai, lá vối, cỏ xước, mơ tam thể, bạch hoa xà thiệt thảo: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan thận, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Lá ổi, cà gai leo, tía tô, kinh giới, ngải cứu: giảm sưng đau khớp xương, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm nhiễm khớp xương.
- Thiên niên kiện, hy thiêm, tế tân, nhũ hương: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, khu phong, tán hàn, tiêu trừ phong thấp, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Do đó, Kiềm Xương Khớp mang tới hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tái tạo các tế bào sụn khớp bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi điều trị.
Trên đây là một vài thông tin về cấu tạo khớp gối và những cách giảm đau khớp gối hiệu quả nhất. Chúng ta nên áp dụng những phương pháp trên và kết hợp với việc sử dụng Kiềm Xương Khớp mỗi ngày không còn bị ám ảnh bởi các cơn đau khớp khó chịu.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.