Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp xương khớp luôn chắc khỏe và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Vậy người mắc bệnh xương khớp kiêng ăn gì? Làm thế nào để phòng ngừa đau nhức xương khớp?
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng với bệnh xương khớp
Chế độ ăn uống có thể giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh xương khớp hoặc khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người mắc các bệnh xương khớp cần chú trọng tới dinh dưỡng hằng ngày.
Người bị xương khớp kiêng gì để các cơn đau không tái phát?
Đặc biệt, đối với những người mắc các bệnh xương khớp kèm tình trạng béo phì thì kiểm soát cân nặng vô cùng quan trọng. Việc giảm được 10% trọng lượng cơ thể sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức do các khớp xương không còn phải chịu nhiều áp lực từ cân nặng.
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề bệnh xương khớp kiêng ăn gì, hãy cùng tìm hiểu về ảnh hưởng của một số nhóm thực phẩm lên người mắc bệnh xương khớp:
1.1. Thực phẩm giàu Omega-3
Theo một số nghiên cứu, người bị viêm khớp nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega-3. Omega-3 tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch, tác động tích cực lên cơ chế giảm viêm của cơ thể. Chúng giúp giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp tương tự như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID).
1.2. Thực phẩm giàu cholesterol
Thực phẩm chứa nhiều cholesterol nên được hạn chế. Cholesterol cao có thể gây ra căng thẳng oxy hóa ty thể trên các tế bào sụn – mô liên kết và dẫn đến sự phát triển của viêm xương khớp.
Cholesterol cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cản trở lưu thông máu
Thêm vào đó cholesterol cao cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cản trở lưu thông máu tới các khớp xương.
1.3. Thực phẩm giàu vitamin D, K
Vitamin K và vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái của nhiều cấu trúc khớp và quá trình chuyển hóa sụn. Do đó, người mắc các bệnh về xương khớp nên bổ sung đầy đủ 2 loại vitamin này.
>> Tham khảo: 10 thực phẩm tốt cho xương khớp
2. Người mắc các bệnh xương khớp kiêng ăn gì?
Nếu đang băn khoăn về vấn đề “bệnh xương khớp kiêng ăn gì”, hãy tránh xa những thực phẩm dưới đây:
2.1. Thực phẩm chứa nhiều photpho
Tỉ lệ photpho và canxi trong cơ thể nên được duy trì ổn định là 1:2. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa photpho, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được canxi, gây ra tình trạng loãng xương và các vấn đề về xương khớp khác.
Gan động vật – đáp án cho câu hỏi “bệnh khớp kiêng ăn gì”
Photpho có nhiều trong các loại thực phẩm như gà tây, gan động vật, nội tạng động vật,… Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên,… cũng chứa nhiều photpho.
2.2. Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó…)
Thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và acid béo bão hòa cao. Những hoạt chất không có lợi này sẽ làm thúc đẩy sự tạo thành acid uric trong máu tăng cao và gây ra tình trạng viêm khớp.
Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng lượng axit uric trong máu, ảnh hưởng tới các khớp xương
Axit uric dư thừa tích tụ trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout – bệnh mạn tính nguy hiểm không thể điều trị dứt điểm. Thịt đỏ cũng gây ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, đột quỵ…
2.3. Đường và thực phẩm chứa đường
Đường tinh luyện, bánh ngọt, nước ngọt và các món ăn chứa nhiều đường khác chính là đáp án tiếp theo cho câu hỏi “bệnh xương khớp kiêng ăn gì”.
Sau khi được đưa vào cơ thể, đường sẽ sẽ giải phóng cytokine – hoạt chất gây ra tình trạng viêm khớp. Ăn quá nhiều đường cũng gây ra nhiều hệ lụy xấu tới các cơ quan khác như gan, mật, thận và quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều đường không tốt cho người bệnh xương khớp
Người bệnh có thể sử dụng đường thốt nốt, đường ăn kiêng hoặc các loại đường tốt cho sức khỏe để thay thế cho đường tinh luyện.
2.4. Thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa
Axit béo bão hòa lắng đọng ở sụn khớp sẽ làm thay đổi quá trình chuyển hóa, khiến sụn yếu đi và dễ bị tổn hại. Về lâu dài, sụn khớp này sẽ mất đi vai trò chất đệm, làm tăng tỉ lệ mắc viêm khớp, gây đau khớp do 2 đầu xương bị cọ sát.
Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm chế biến từ mỡ động vật, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp hoặc khoai tây chiên.
2.5. Carbohydrate tinh chế
Bánh mì, tinh bột gạo, khoai tây chiên… đều là những thực phẩm người bệnh xương khớp nên hạn chế dùng mỗi ngày. Nhóm thực phẩm này sản sinh khá nhiều glycation cao cấp (AGE) – chất có thể kích thích phản ứng viêm và khiến các bệnh xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
Thay vì ăn tinh bột đã qua tinh chế, chúng ta có thể tăng cường sử dụng ngũ cốc thô
Người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm khác để thay thế như gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc thô. Khoai lang và khoai tây vẫn có thể được sử dụng nhưng nên chế biến bằng cách hấp hoặc luộc.
3. Cách phòng ngừa tái phát các cơn đau nhức xương khớp
Ngoài việc nắm được các thực phẩm trong danh sách “bệnh xương khớp kiêng ăn gì”, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều sau để giúp các cơn đau không tái phát.
3.1. Thiết lập một lối sống khoa học để giúp xương khớp khỏe mạnh
Những việc cần làm mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh xương khớp.
- Kiểm soát tốt cân nặng để làm giảm áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Người bệnh cũng không nên tập các bài tập quá nặng để tránh gây tổn thương khớp. Các bài tập được khuyến khích là đi bộ, bơi lội, yoga…
Người bệnh xương khớp nên lựa chọn những môn thể thao phù hợp, luyện tập đều đặn
- Tắm với nước ấm để làm giảm căng cứng ở các cơ và khớp xương.
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông.
- Massage, chườm nóng ở các vị trí thường bị đau khớp hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Không uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp chúng ta ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau khớp mà còn góp phần tăng cường sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.2. Sử dụng các sản phẩm tốt cho xương khớp
Kiềm Xương Khớp là sản phẩm hỗ trợ phục hồi sức khoẻ cho người mắc bệnh xương khớp mạn tính. Sản phẩm được đánh giá là mang lại tác dụng nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.
Kiềm Xương Khớp mang lại tác dụng nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm
Hiệu quả sau khi sử dụng Kiềm Xương Khớp được thể hiện như sau:
- Tuần 1: Cảm thấy đói hơn bình thường, ăn ngon miệng hơn và ngủ sâu giấc hơn.
- Tuần 2 – tuần 4: Các cơn đau giảm dần, tinh thần thoải mái, cơ thể nhẹ nhàng hơn.
- Tháng thứ 2 trở đi: Cơ thể khoẻ mạnh khiến cho việc vận động dễ dàng hơn, chức năng sinh lý hồi phục và nội tiết tố được cân bằng.
Kết quả này có được là nhờ cơ chế tác động toàn diện của Kiềm Xương Khớp tới cơ thể theo 4 bước: hấp thụ và chuyển hóa – đào thải độc tố – tái tạo và cân bằng.
Cách sử dụng Kiềm Xương Khớp: pha 15ml kiềm cùng với 100ml nước ấm, uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng. Mỗi liệu trình sử dụng nên kéo dài liên tục từ 2 tới 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc bệnh xương khớp kiêng ăn gì. Người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho xương khớp, duy trì lối sống khoa học và sử dụng thêm Kiềm Xương Khớp mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể theo tình trạng bệnh.